Máy bay trực thăng robot bay ở tầm thấp
19:33', 10/11/ 2008 (GMT+7)

Trực thăng của trường đại học Carnegie Mellon là máy bay không người lái cỡ lớn đầu tiên bay được ở tầm thấp và biết tránh vật cản

Bay sát mặt đất là một nỗi ám ảnh đối với các viên phi công. Có rất nhiều thứ đe doạ kết thúc sớm chuyến bay như các toà nhà, cây cối, đường dây điện… Giờ đây, các kỹ sư người Mỹ đã phát minh ra lần đầu tiên máy bay robot cỡ lớn có khả năng bay ở tầm thấp và biết lượn tránh các vật cản.

Loại phương tiện giao thông đường không không người lái này (UAV) có thể hỗ trợ triển khai các chiến dịch quân sự ở khu vực đô thị hoặc hỗ trợ công tác tìm kiếm và cứu nạn sau thiên tai.

Hầu hết UAV không có khả năng cảm nhận và tránh vật cản. Đây là khó khăn chính ngăn cản ứng dụng UAV vào hàng không dân dụng.

Nhưng giờ đây, các kỹ sư trường đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh đã cải tiến máy bay trực thăng UAV dân dụng thương mại do hãng Yamaha sản xuất, khiến cho chiếc trực thăng này có thể “nhìn” thấy được những vật cản mà nó gặp phải trên đường bay.

“Mắt” của chiếc trực thăng UAV là một máy quét laser 3D cải tiến thích hợp với hoàn cảnh sử dụng. Nó quét một đường hình oval phía trước đầu máy bay 3,5m và nhận diện ra những vật thể như đường dây điện từ xa 150m.

Chiếc trực thăng UAV sử dụng 2 kỹ thuật bay. Kỹ thuật đầu tiên là một thuật toán hoạch định tầm bay dài sử dụng bản đồ 3D sẵn có để vạch ra toàn bộ hành trình bay nói chung có khả năng tránh những vật cản lớn như toà nhà, cây cối. Bản đồ có thể được tải sẵn hoặc do máy bay tự xây dựng trong khi nó đang  bay thám thính một khu vực mới.

Kỹ thuật thứ hai chính là chiếc máy quét ở “mắt” giúp nhận diện ra những vật cản khác khi máy bay đang bay theo lộ trình. Trong trường hợp phát hiện ra vật cản, hệ thống hoạch định nội bộ sẽ hoạt động và lập trình một đường vòng khác để tránh vật cản.

Chiếc máy bay UAV có thể bay giữa 2 vật cản cách nhau chỉ 3m.

Kỹ thuật định vị phối hợp nói trên đã từng được ứng dụng thành công ở robot có bánh xe.

Chiếc trực thăng UAV đã được cho bay thử trong môi trường đô thị giả có nhiều nhà cửa và đường dây điện. Qua 700 lần bay thử, nó đã chứng tỏ hoạt động thành công ở tốc độ 36km/h, ở độ cao 5m-11m cách mặt đất.

Chiếc trực thăng của trường đại học Carnegie Mellon là chiếc UAV lớn duy nhất tồn tại hiện nay có khả năng bay ở tầm thấp và biết vòng quanh vật cản như vậy.

Nhóm nghiên cứu hi vọng cuối cùng họ cũng sẽ ứng dụng công nghệ mới của mình để tạo ra máy bay trực thăng robot cấp cứu cho binh lính bị thương tại các chiến trường.

  • Tố Uyên (theo New Scientist)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Người Việt đang ăn quá mặn  (10/11/2008)
Thuốc điều trị cholesterol trong máu statin cũng có tác dụng ngừa bệnh tim và đột quị  (10/11/2008)
Những cách thú vị nhất để vui sống  (09/11/2008)
Tìm ra bản đồ gene của bệnh ung thư  (09/11/2008)
Nhiệt độ thấp nhất miền Bắc xuống 5 độ C  (09/11/2008)
Việc làm từ những “xưởng” gia công tại gia   (08/11/2008)
Mổ nội soi: Chi phí điều trị thấp   (07/11/2008)
Thuốc lá làm giảm khả năng thính giác   (07/11/2008)
Lạm dụng rượu bia có thể bị loãng xương   (07/11/2008)
Mùi cơ thể không thay đổi trong suốt cuộc đời   (07/11/2008)
Gió mùa đông bắc, mưa to từ Bắc vào Nam  (06/11/2008)
Nhân bản thành công chuột từ tế bào đông lạnh  (06/11/2008)
Vỏ cây thông làm thuốc giảm mệt mỏi  (06/11/2008)
Trẻ học hiệu quả nhất khi chúng được lắng nghe  (06/11/2008)
Cần sớm có kết luận về “xóm ung thư”  (06/11/2008)