Xử lý nước thải công nghiệp bằng sắt vụn
10:23', 18/11/ 2008 (GMT+7)

Tác giả công trình nghiên cứu Wei-Xian Zhang đã trở thành người được “săn đón” nhiều tại Trung Quốc trong lĩnh vực xử lý nước thải công nghiệp

Trung Quốc đang có một dự án nghiên cứu tận dụng sắt vụn thải ra từ các nhà máy để xử lý nước thải công nghiệp một cách rẻ tiền mà hiệu quả. Vì sắt vụn có sẵn ở rất nhiều nơi nên nghiên cứu này được trông đợi sẽ được đưa vào ứng dụng hữu hiệu ở nhiều nước, đặc biệt là tại các nước đang phát triển.

Nước thải công nghiệp ban đầu được cho chảy qua lớp lọc làm bằng sắt vụn rồi sau đó tiếp tục được xử lý giống như nước thải sinh hoạt. Các hoá chất công nghiệp mà vi sinh vật không thể phân huỷ được sẽ bám vào bề mặt sắt vụn, phản ứng chia sẻ electron với sắt rồi tiêu huỷ dần (vì sắt bị ôxy hoá trong suốt quá trình phản ứng). Các chất gây ô nhiễm còn lại có thể xử lý bằng phương pháp vi sinh sẽ được khử độc tiếp tại bước 2.

So với xử lý nước thải chỉ bằng phương pháp vi sinh, hiệu quả loại bỏ chất gây ô nhiễm độc hại của phương pháp xử lý bằng sắt vụn là vô cùng khác biệt.  Tỉ lệ loại bỏ nitơ lần lượt của 2 phương pháp là 13% và 85%, chất phospho là 44% và 64%, chất nhuộm màu là 52% và 80%.

Chi phí xử lý nước thải công nghiệp bằng bắt vụn cũng thấp hơn rất nhiều so với xử lý truyền thống bằng bột sắt nano (hay còn gọi là sắt hoá trị 0 vì nó không bị ôxy hoá). Giá 1kg bột sắt nano khoảng 100 USD trong khi giá 1kg sắt vụn chỉ dao động trên dưới 20cent. Nếu xử lý trước sắt vụn bằng dung dịch đồng clorua thì hiệu quả lọc nước của sắt sẽ tăng lên rất nhiều trong khi chi phí chỉ tăng nhẹ (mất thêm khoảng 5 cent/kg sắt cần xử lý).

Với chi phí thấp, hiệu quả cao, kỹ thuật trên có khả năng ứng dụng khả thi cao tại các nước đang phát triển. 

Hiện nghiên cứu đang được triển khai thí điểm tại quận công nghiệp Taopu của thành phố Thượng Hải. Lượng nước thải công nghiệp xử lý mỗi ngày bằng phương pháp mới là  60.000m3. Nhóm nghiên cứu đang tiếp tục mở rộng qui mô xử lý nước thải lên đến 100.000m3/ngày.

  • Tố Uyên (theo Economist)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Dùng vi khuẩn có ích chống vi khuẩn hại trong bệnh viện  (17/11/2008)
Biến đổi khí hậu bắt đầu gây hậu quả!  (17/11/2008)
Vật liệu siêu chống thấm đối với mọi chất lỏng  (17/11/2008)
Nghiên cứu điều trị tiểu đường bằng bí đao non  (16/11/2008)
Hy vọng mới cho những người bị bạc tóc do bệnh tật  (15/11/2008)
Hoá chất BPA trong sản phẩm nhựa có thể gây vô sinh?  (14/11/2008)
Thuỷ tinh acrylic làm từ đường-sản phẩm thân thiện với môi trường  (14/11/2008)
Tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận công nghệ thông tin  (13/11/2008)
Người đàn ông 42 tuổi được chữa khỏi AIDS  (13/11/2008)
Độc chất trong giày, dép Trung Quốc không rõ nguồn gốc  (13/11/2008)
Sentio-Đồng hồ đeo tay kỹ thuật số cho người mù  (13/11/2008)
Sentio-Đồng hồ đeo tay kỹ thuật số cho người mù  (13/11/2008)
10 điều lầm tưởng về cảm cúm  (13/11/2008)
Câu lạc bộ “đồng bệnh tương lân”  (13/11/2008)
Trẻ nghiện Internet: Rối loạn cảm xúc, hành vi  (12/11/2008)