4 triệu người VN mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
10:11', 26/11/ 2008 (GMT+7)

Bệnh nhân điều trị tại khoa Hô hấp - BV Chợ Rẫy.

Trong hơn 600 triệu người trên thế giới mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, Việt Nam "đóng góp" 4 triệu người, trở thành một trong những nước có tỷ lệ dân mắc bệnh này cao nhất châu Á: 6,7%.

Đưa ra thông tin trên vào ngày 24.11, PGS.BS Lê Thị Tuyết Lan, phụ trách phòng khám Hô hấp - BV ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, phổi tắc nghẽn mãn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease - COPD) là nguyên nhân gây bệnh và tử vong đứng hàng thứ 4 trên thế giới và có xu hướng liên tục tăng cao. 

Bệnh chủ yếu do hút thuốc lá, khói bụi nghề nghiệp và ô nhiễm môi trường, thường tiến triển âm thầm; khi có triệu chứng thường đã nặng với ảnh hưởng nặng nề lên sức khoẻ người bệnh và là một gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình và xã hội. 

Trước đây, COPD chủ yếu xảy ra ở nam giới, là đối tượng hút thuốc lá chủ yếu. Những thống kê gần đây cho thấy tỷ lệ COPD ở nữ giới cũng đang tăng nhanh. Nguyên nhân có thể là do tình trạng hút thuốc chủ động cũng như thụ động ở nữ và tình trạng ô nhiễm môi trường. Trong khi tỷ lệ tử vong của các bệnh lý khác như tim mạch, đột quỵ... đang có xu hướng ổn định hay giảm, thì tỷ lệ tử vong do COPD lại tăng nhanh. 

Thuốc giãn phế quản được coi là liệu pháp chính trong điều trị COPD. Việc tắc nghẽn đường dẫn khí đưa đến tình trạng ứ đọng khí cặn, được gọi là “bẫy khí” (air trapping). Đó là nguyên nhân chính liên quan đến các triệu chứng lâm sàng cũng như hậu quả nghiêm trọng do COPD gây ra.

Bên cạnh việc dùng thuốc, việc nâng cao thể trạng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thở, tập thể dục đều đặn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân COPD.

Như vậy, ngày nay, bệnh nhân không chỉ đơn thuần được điều trị triệu chứng, can thiệp vào sự co thắt phế quản mà còn được chăm sóc toàn diện về dinh dưỡng, thể lực, chế độ sinh hoạt …

Theo các chuyên gia về lồng ngực và hô hấp, COPD là căn bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được. Lời khuyên đầu tiên đối với các bệnh nhân mắc bệnh COPD là cai thuốc lá. Cai thuốc lá ở mọi lứa tuổi đều có lợi.

Khi có những biểu hiện đầu tiên như ho vào buổi sáng, khạc đàm, khó thở…, người bệnh phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn sớm. Dùng thuốc đều và đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh, cần một chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập thể dục, chích ngừa cúm mỗi năm, và có thái độ sống tích cực, năng động.

"Khó thở nhưng không lệ thuộc!" 

Chương trình khởi động toàn cầu về COPD được xây dựng từ năm 1997, kể từ đó hàng năm đều chọn ra một ngày trong tháng 11 là ngày bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nhằm hướng dẫn, đề ra chương trình phòng chống COPD cũng như nâng cao nhận thức cộng đồng về căn bệnh được mệnh danh sát thủ thầm lặng (silent killer) này.

Năm 2008, ngày COPD toàn cầu có thông điệp "Khó thở nhưng không lệ thuộc!".
Hưởng ứng sự kiện này, ngày 30.11,Trung tâm Chăm sóc Hô hấp - BV ĐH Y Dược TP.HCM, Hội Hô hấp TP.HCM phối hợp tổ chức ngày bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh nguy hiểm này.

. Theo VNN

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Quan sát chớp để dự báo lũ và mưa lớn  (25/11/2008)
Nhiều nước "bày cách" nhận biết rau Trung Quốc  (25/11/2008)
Mổ cột sống bằng phương pháp không xâm lấn giúp hồi phục nhanh   (25/11/2008)
Hoá chất thúc chín hoa quả có thể gây thủng ruột   (25/11/2008)
Trứng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái đường   (25/11/2008)
Duy trì cuộc sống không stress giúp chống ung thư   (25/11/2008)
Đã phát triển được giống lúa “kháng nước” mới  (24/11/2008)
Một người Việt giành 12 giải thưởng của IBM  (24/11/2008)
Điện thoại di động giúp giải quyết vấn nạn kẹt xe  (24/11/2008)
Hoá chất vạn năng biến quả xanh thành chín  (23/11/2008)
Tội phạm mạng gây hại ngang... khủng hoảng tín dụng  (23/11/2008)
Đã phát triển được tế bào sản xuất insulin nguyên chất từ chuột  (23/11/2008)
Bí ẩn bên trong sừng tê giác  (21/11/2008)
Xe đạp không xích  (21/11/2008)
11 tuổi nặng 79 kg và cảnh báo về trẻ béo phì  (20/11/2008)