Phát hiện enzyme mới là thủ phạm gây phát triển ung thư
17:7', 7/12/ 2008 (GMT+7)

Một tế bào ung thư

Các nhà nghiên cứu của Trường đại học Oklahoma vừa phát hiện ra một enzyme mới đóng vai trò chính trong việc làm cho các khối u phát triển và lan nhanh ra khắp cơ thể.

Một nhóm các nhà khoa học do ông Patrick McKee dẫn đầu lần đầu tiên đã khám phá ra enzyme có tên gọi là FAP trong huyết thanh.

Sau khi nghiên cứu sự hình thành của protein và nhận dạng gene, đóng vai trò kiểm soát chức năng của protein, các nhà nghiên cứu bắt đầu tìm kiếm các dữ liệu về phân tích trình tự gene trên toàn thế giới mới phát hiện ra “thủ phạm” mới này.

Họ không thấy enzyme trong danh sách liệt kê của máu, nhưng tìm thấy một protein hầu như giống hệt được cho là nguyên nhân gây tăng các tế bào trong mô, bao gồm các tế bào ung thư.

Khám phá trên hé lộ một điều mới là protein cũng tồn tại trong máu, từ đây các nhà khoa học đã có cơ sở mới để nghiên cứu về sự lây lan của bệnh ung thư.

Chức năng chính của thể gốc protein FAP, được biết tồn tại trong mô, là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của mô và mở rộng các mô tế bào trong quá trình phát triển bào thai, làm lành một số vết thương và thúc đẩy sự phát triển của các căn bệnh ung thư như ung thư vú, phổi, ruột già và tuyến tuỵ.

Với nghiên cứu trên cho thấy thể gốc FAP không chỉ bình thường phát triển trong các mô.

Khi nó xuất hiện nó sẽ giúp kích hoạt các nguyên bào sợi, làm phát triển các tế bào ung thư có khả năng làm mới và kích thích sự sinh sôi trong khối u.

Theo các nhà nghiên cứu, FAP có thể bị ngăn chặn làm cho quá trình phát triển bệnh ung thư chậm lại hoặc ngừng hẳn.

  • Hồng Hà ( theo ANI)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Phụ nữ mang thai không được luyện tập quá nhiều  (07/12/2008)
Lần đầu tiên quay phim được toàn bộ hoạt động của hệ miễn dịch ở người  (07/12/2008)
WHO công bố giới hạn an toàn của melamine  (07/12/2008)
Nước mặn sẽ nuôi sống con người trong tương lai  (07/12/2008)
8 thói quen hại sức khỏe sau bữa ăn  (05/12/2008)
Mũ bảo hiểm màu trắng có thể giảm nguy cơ tai nạn 24%  (05/12/2008)
Chất “thúc” chín quả, độc hại đến đâu?  (05/12/2008)
Thiết bị robot giúp bệnh nhân đột quị phục hồi chức năng vận động  (05/12/2008)
Cho ong đốt hàng ngày, hết sợ dị ứng  (04/12/2008)
Những người nên tránh nhân sâm, mật ong  (03/12/2008)
Đưa ra ngưỡng melamine để tránh bị người tiêu dùng hoài nghi  (03/12/2008)
Điện thoại di động tự nạp điện bằng sóng thanh  (03/12/2008)
Bệnh viêm họng: Có khi đau đến tận... tim  (02/12/2008)
Những cách trừng phạt trẻ sai lầm  (01/12/2008)
Nhiệt độ Sapa dưới 0 độ C  (01/12/2008)