7 hiểu lầm khi uống thuốc cảm
11:7', 9/12/ 2008 (GMT+7)

Thuốc cảm tuy là thuốc thông dụng nhưng cũng cần có cách uống phù hợp. Ảnh minh hoạ

Thuốc cảm rất thông dụng đối với chúng ta, nhưng dùng thuốc cảm như thế nào mới khoa học? Sau đây chuyên gia sẽ giải đáp một số “nhầm lẫn” thường gặp.

Uống nhiều thuốc cảm sẽ bị “nghiện”

Uống thuốc cảm nhiều liệu có bị “nghiện” hay trúng độc không?

Chuyên gia cho biết: Ephedrine là một loại kiềm sinh vật được lấy ra từ Ephedra trong thuốc Đông y, có tác dụng chặn ho, điều hoà khí thở, giảm niêm mạc mũi tụ máu. 

Vì vậy, mọi người không cần phải lo lắng đến việc bị “nghiện” hay trúng độc.

Ngoài ra, hàm lượng Ephedrine  trong thuốc thành phẩm rất ít, người lớn mỗi lần chỉ uống từ 15-30mg, mỗi ngày uống lượng cao nhất là 150mg, còn cách rất xa so với lượng uống có thể trúng độc, và không gây ra tác dụng phụ như “nghiện” thuốc mà nhiều người lo lắng.

Nhưng, chuyên gia cũng khuyến cáo, người bị bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và các chức năng về thận không tốt thì nên cẩn trọng khi dùng các loại thuốc có chứa Ephedrine.

Uống nhiều thuốc cảm dễ buồn ngủ

Không ít người có cảm giác mỗi lần uống thuốc cảm đều cảm thấy buồn ngủ, nên gây ra hiện tượng một số người thường xuyên phải lái xe khi bị cảm cũng không dám uống thuốc.

Trên thực tế, chỉ là một số thành phần nhỏ trong thuốc cảm làm cho mọi người buồn ngủ.

Chuyên gia cho rằng, thuốc cảm làm cho chúng ta buồn ngủ là vì trong thuốc cảm có chất chống histamine giúp cho giảm nhẹ nghẹt mũi, sổ mũi và hắt xì hơi.

Vì vậy, người thường xuyên lái xe khi mua thuốc cảm chỉ cần chú ý không chọn thuốc cảm có chứa thành phần này là được.

Thuốc tổng hợp hiệu quả càng tốt

Khi chọn mua thuốc cảm, rất nhiều người cho rằng thuốc cảm tổng hợp có tác dụng càng cao.

Chuyên gia nhận định, uống thuốc cảm tổng hợp có lúc gây ra tác dụng xấu, mặc dù thuốc tổng hợp có chức năng khá toàn diện, nhưng lại không chú trọng đến một triệu chứng cụ thể nào đó.

Rất nhiều thuốc cảm tổng hợp có  khác biệt trong tỉ lệ thành phần bào chế.

Vì vậy, khi đi mua thuốc cảm, chúng ta phải chú ý đến triệu chứng cụ thể để mua, ví dụ đau họng thì chỉ nên mua thuốc đau họng, không nên mua thuốc tổng hợp kèm luôn cả trị sổ mũi, ho khan, ho ra đờm.

Bị cảm chỉ uống thuốc đông y

Rất nhiều người cho rằng thuốc đông y tác dụng phụ ít, vì thế khi bị cảm chỉ “kiên trì” uống thuốc đông y.

Chuyên gia chỉ rõ, nhìn từ góc độ dược lý, khi mới chớm cảm lạnh dùng thuốc đông y thì có thể có tác dụng khống chế virus truyền cảm rất tốt, nhưng khi cảm đã quá nặng mà vẫn dùng thuốc đông y thì quá muộn, bởi vì thuốc đông y cần thời gian dài mới có tác dụng, lúc này nên chọn thuốc Tây để thay thế.

Một lúc uống nhiều loại thuốc cảm thì có tác dụng càng nhanh

Một số người công việc bận rộn, muốn cảm khỏi thật nhanh nên có lúc mua nhiều loại thuốc cảm về uống cùng một lúc vì nghĩ uống càng nhiều thuốc thì bệnh khỏi càng nhanh.

Chuyên gia cho rằng, thuốc cảm không cùng một nhà sản xuất có thể có nhiều thành phần giống nhau, nếu đồng thời cùng uống nhiều loại sẽ làm cho lượng thuốc tăng thêm, như thế không có lợi cho sức khoẻ.

Ngoài ra, có nhiều người mặc dù chỉ uống một loại thuốc nhưng lại tự ý tăng thêm lượng.

Chuyên gia cũng cho biết, thuốc cảm chỉ được uống trong phạm vi liều lượng chỉ định, những người già, người có thể chất yếu nên uống lượng ít, sau đó tăng lên từ từ, để tránh gây ra những phản ứng không tốt.

Bị cảm là lập tức uống kháng sinh

Rất nhiều người cho rằng bị cảm tức là trong người đã có chứng viêm, cần phải uống thuốc kháng sinh.

Trên thực tế, sau khi bị cảm, trước tiên thường ho khan 1-2 ngày, sau đó trong đường hô hấp bài tiết tăng lên, hình thành nên đờm.

Vào giai đoạn cuối của chứng viêm hoặc chứng viêm mãn tính, đờm sẽ trở nên cô đặc và tích tụ trong đường hô hấp, sau khi ho khan sẽ dẫn đến ho ra đờm, khi người bệnh ho ra đờm có màu vàng thì lúc đó đã bị nhiễm khuẩn, lúc này mới là lúc cần phải uống thuốc kháng sinh.

Uống thuốc càng sớm cảm càng nhanh khỏi

Rất nhiều người cho rằng, uống thuốc cảm càng sớm thì bệnh sẽ hết sớm.

Các chuyên cảnh báo, đây là quan niệm sai lầm.

Cảm lúc bắt đầu thông thường có triệu chứng nhẹ, 2-3 ngày sau là nghiêm trọng nhất, sau đó dần dần “bình phục”, có nhiều lúc cảm tự “chữa trị” cho mình, tự đến rồi tự đi.

Theo các chuyên gia, lúc chớm cảm, chưa có biểu  hiện gì là cảm nặng thì không nên uống thuốc cảm,  chỉ cần uống những loại thuốc phòng chống cảm là được.   

. Theo VTC News/h863

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Máy vi tính xách tay tắt được bằng tin nhắn SMS  (09/12/2008)
RoboClam- neo tàu nhỏ gọn mà hiệu quả  (08/12/2008)
Trà đen có thể chống sâu răng  (08/12/2008)
10 hoạt động hiệu quả trong giảm cân  (08/12/2008)
Chạy thận bằng... kim cương  (08/12/2008)
Phát hiện enzyme mới là thủ phạm gây phát triển ung thư  (07/12/2008)
Phụ nữ mang thai không được luyện tập quá nhiều  (07/12/2008)
Lần đầu tiên quay phim được toàn bộ hoạt động của hệ miễn dịch ở người  (07/12/2008)
WHO công bố giới hạn an toàn của melamine  (07/12/2008)
Nước mặn sẽ nuôi sống con người trong tương lai  (07/12/2008)
8 thói quen hại sức khỏe sau bữa ăn  (05/12/2008)
Mũ bảo hiểm màu trắng có thể giảm nguy cơ tai nạn 24%  (05/12/2008)
Chất “thúc” chín quả, độc hại đến đâu?  (05/12/2008)
Thiết bị robot giúp bệnh nhân đột quị phục hồi chức năng vận động  (05/12/2008)
Cho ong đốt hàng ngày, hết sợ dị ứng  (04/12/2008)