Thế giới giải bài toán lương thực bằng công nghệ gen
18:29', 11/12/ 2008 (GMT+7)

Áp lực về lương thực đã khiến chính phủ nhiều nước không thể tiếp tục nói "không" với thực phẩm biến đổi gen. Ảnh: ces.purdue.edu.

Khủng hoảng lương thực đang khiến việc mở rộng tiêu thụ, sản xuất thực phẩm biến đổi gen, vốn bị tẩy chay tại nhiều nước, một lần nữa được đặt lên bàn cân.

Giá lương thực tăng vọt, gia tăng dân số, hạn hán, và thiên tai đang tạo áp lực lên việc cung cấp lương thực cho thế giới. Vào đầu năm, khan hiếm thực phẩm đã dẫn tới bạo loạn tại nhiều nơi, từ đó đẩy số người thiếu lương thực trên toàn thế giới lên tới 923 triệu người, theo ước tính của Liên hiệp Quốc.

Nhu cầu lương thực được dự đoán sẽ tăng gấp rưỡi vào năm 2030. Vì vậy, việc tìm giải pháp về gen để nâng cao sản lượng, tăng khả năng chống chịu thiên tai, địch họa của các loại cây nông nghiệp đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chính phủ nhiều nước tại châu Âu, châu Á, và châu Phi trước đây từ chối nhập khẩu cũng như cấm nuôi, trồng các sản phẩm biến đổi gen thì nay đã dần nới lỏng những hạn chế này do sức ép thiếu lương thực. Bên cạnh đó, các hoạt động nghiên cứu đang được đẩy mạnh bất chấp nghi ngờ về tính an toàn của lương thực biến đổi gen cũng như ảnh hưởng của các các giống cây này lên môi trường tự nhiên.

Theo ông C.S.Parkash, Giáo sư di truyền học phân tử tại Đại Học Alabama's Tuskegee, công nghệ sinh học sẽ là phương tiện hiệu quả để giải quyết vấn đề lương thực toàn cầu trong thời gian tới. Ông cho hay, đang có một làn sóng trên toàn thế giới yêu cầu xem xét lại việc chống thực phẩm biến đổi gen.

Cấy ghép các gen với những đặc tính ưu việt có thể giúp cây trồng hoặc vật nuôi chống lại côn trùng, thời tiết, và cho năng suất cao. Không chỉ mang lại lợi nhuận cao, vật nuôi và cây trồng với nguồn gen ưu việt sẽ tiết kiệm nhiều tiền của, thời gian cho người trồng cũng như giảm bớt ô nhiễm môi trường do sử dụng hóa chất trong nông nghiệp.

Trong hoàn cảnh các phương pháp canh tác nông nghiệp truyền thống đã đạt đến giới hạn. Với nhiều nhà nghiên cứu, phương pháp trên có thể là nền tảng cho cuộc "cách mạng xanh" lần thứ hai.

Tại Trung Quốc, sau nhiều năm trì hoãn, bắt đầu tư tháng 7.2008, các nhà lãnh đạo quốc gia này cuối cùng cũng đã khởi động một chương trình trị giá 2,9 tỷ đôla, thời hạn 13 năm, nhằm thương mại hóa các loại ngũ cốc biến đổi gen. Theo các nhà khoa học, Bắc Kinh chuẩn bị giới thiệu với thế giới nhiều giống gạo có khả năng chống lại côn trùng, thời tiết khắc nghiệt, và có hàm lượng dinh dưỡng cao.

Trả lời phỏng vấn Tạp chí Khoa học, Thủ tướng Trung Quốc, Ôn Gia Bảo, cho biết: "Tôi rất ủng hộ việc theo đuổi các nghiên cứu về gen. Tình trạng thiếu hụt lương thực trên thế giới thời gian gần đây càng củng cố niềm tin của tôi."

Trong một thập kỷ vừa qua, việc sản xuất thực phẩm biến đổi gen đã tăng 10% mỗi năm. Tuy vậy, cho tới năm 2007, tổng diện tích cach tác tính trên 22 nước mới dừng ở mức 282 triệu héc ta, tương đương diện tích Cuba.

Các quốc gia châu Âu đang phải đối mặt với áp lực lớn về lương thực do quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới đã bắt đầu mở cửa với thực phẩm biến đổi gen. Tuy nhiên, trong số 27 thành viên của EU, Chính phủ và người dân tại một số quốc gia vẫn tỏ ra thận trọng và chưa chào đón các sản phẩm biến đối gen.

Dẫu còn nhiều ý kiến trái chiều, việc nâng cao sản lượng lương thực trong tương lai không chỉ nằm ở yếu tố gen mà còn phụ thuộc vào tưới tiêu, phân bón, và quản lý nông nghiệp. Một nhà nghiên cứu cho biết, nếu không có sự kết hợp hài hòa của các yếu tố trên, sẽ khó để đẩy cao sản lượng ngay cả khi có giống cây trồng tốt nhất.

. Theo VnExpress

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Vũ khúc bất tận giữa Ngân hà  (11/12/2008)
Hợp chất nhựa kim loại-vật liệu dẫn điện mới nhẹ và rẻ  (11/12/2008)
Việt Nam giảm 10% tỷ lệ vi phạm bản quyền  (10/12/2008)
Vật liệu “thông minh” mang tính cách mạng của ngành phẫu thuật cấy ghép  (10/12/2008)
Cấm tuyệt đối bổ sung mê-la-min vào thực phẩm  (10/12/2008)
Khi phụ nữ tự "trói mình"  (10/12/2008)
Xe lăn đa năng  (09/12/2008)
Obama: "Phải tin học hoá để cứu kinh tế"  (09/12/2008)
Đầm Trà Ổ là khu bảo tồn cấp tỉnh  (09/12/2008)
7 hiểu lầm khi uống thuốc cảm  (09/12/2008)
Máy vi tính xách tay tắt được bằng tin nhắn SMS  (09/12/2008)
RoboClam- neo tàu nhỏ gọn mà hiệu quả  (08/12/2008)
Trà đen có thể chống sâu răng  (08/12/2008)
10 hoạt động hiệu quả trong giảm cân  (08/12/2008)
Chạy thận bằng... kim cương  (08/12/2008)