Sao Hỏa quá mặn để duy trì sự sống
17:1', 18/2/ 2008 (GMT+7)

Nền đá trên sao Hỏa, ảnh do tàu Opportunity chụp được. Ảnh: NASA.

Sự sống trên Hành tinh Đỏ có thể đã tiêu tan từ rất sớm bởi nước ở đây quá mặn, một nhà sinh học tham gia dự án khám phá hành tinh này tiết lộ.

"Sao Hỏa là một nơi rất khô hạn trong thời gian rất dài", giáo sư Andrew Knoll, thành viên của nhóm nghiên cứu đang vận hành 2 robot thám hiểm của Mỹ tại đây (là Spirit và Opportunity) cho biết. "Thời điểm tốt nhất để tìm kiếm sự sống là trong thời kỳ rất nguyên sơ của nó", ông nói thêm.

"Thực sự là quá mặn và khó khăn để các sinh vật sống sót trong môi trường nước này", Knoll cho biết, đồng thời dẫn ra những khám phá mới đây của hai robot nói trên ủng hộ các giả thuyết cho rằng nồng độ khoáng chất quá cao đã giết chết những sinh vật sống.

Tuy nhiên, thông tin do 2 robot cung cấp cũng không thể khẳng định liệu sự sống có từng tồn tại trên sao Hỏa hay không.

"Nếu có một nơi có thể ở được trên hành tinh này, đó sẽ là dưới mặt đất", trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Steven Squyres từ Đại học Cornell, phát biểu.

. Theo VnExpress

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Stress làm tăng nguy cơ ung thư cổ của phụ nữ  (18/02/2008)
Hi vọng tái tạo thần kinh tủy sống bị thương  (17/02/2008)
Thuốc lá sẽ giết chết 1 tỷ người trong thế kỷ XXI  (17/02/2008)
Tạo được đồng hồ nguyên tử có độ chính xác cực cao  (17/02/2008)
Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã được ứng dụng có hiệu quả  (16/02/2008)
Phát hiện ra hệ mặt trời mới bằng kỹ thuật mới  (15/02/2008)
Một số giải pháp ứng dụng đạt hiệu quả cao  (14/02/2008)
Khám phá thêm một cách thức tấn công của vi rút HIV lên hệ miễn dịch của con người  (13/02/2008)
Hút thuốc lá có thể gây ung thư đại tràng  (13/02/2008)
Axít béo có lợi cho việc điều trị chứng khô mắt  (13/02/2008)
Tình yêu không bao giờ là quá nhiều  (13/02/2008)
Kết quả nghiên cứu khoa học nghiêm túc: Tình yêu thật sự mù  (13/02/2008)
Những sắc màu tình yêu  (13/02/2008)
Phấn hoa- Vũ khí mới trong cuộc chiến chống tân dược giả  (12/02/2008)
Khắc phục chứng khô mắt  (12/02/2008)