Vật liệu hút CO2 từ ống khói
15:33', 19/2/ 2008 (GMT+7)

Mỗi ngày, hàng triệu chiếc xe đang xả ra khí độc và CO2 vào môi trường, làm trái đất nóng lên.

Các nhà khoa học Mỹ đã phát triển một loại vật liệu có thể hấp thụ CO2 trong các ống khói và ống xả.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học bang CaliforniaLos Angeles đã tạo ra nó bằng cách tổng hợp một lớp tinh thể giống như tấm bọt biển, có thể hút CO2 - loại khí nhà kính cơ bản mà ngành công nghiệp thải ra.

Tinh thể này (được gọi là zeolitic imidazolate frameworks hay ZIFs) là mạng lưới gồm các nguyên tử kim loại và phân tử hữu cơ xen kẽ, có thể bẫy CO2 một cách lỏng lẻo khi khí này đi qua.

Nhóm nghiên cứu tin rằng việc cố định CO2 trong các hốc tinh thể sẽ giúp cho việc chôn lấp nó, từ đó ngăn cản sự tham gia của loại khí này vào hiện tượng biến đổi khí hậu.

Trung bình, một lít vật liệu có thể giữ được 83 lít CO2. Vật liệu có tiềm năng ứng dụng ở những nơi phát thải nhiều như các nhà máy điện chạy bằng than đá, các nhà máy và các nguồn ô nhiễm công nghiệp khác.

Nó cũng có thể được lót trong các ống khói nhà máy hay các ống bô xe hơi để lọc bỏ CO2.

. Theo HNM

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Phát hiện loài ếch cổ đại từng ăn thịt khủng long  (19/02/2008)
Nhà lệch tầng: đón gió vào nhà  (19/02/2008)
Sao Hỏa quá mặn để duy trì sự sống  (18/02/2008)
Stress làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung của phụ nữ  (18/02/2008)
Hi vọng tái tạo thần kinh tủy sống bị thương  (17/02/2008)
Thuốc lá sẽ giết chết 1 tỷ người trong thế kỷ XXI  (17/02/2008)
Tạo được đồng hồ nguyên tử có độ chính xác cực cao  (17/02/2008)
Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã được ứng dụng có hiệu quả  (16/02/2008)
Phát hiện ra hệ mặt trời mới bằng kỹ thuật mới  (15/02/2008)
Một số giải pháp ứng dụng đạt hiệu quả cao  (14/02/2008)
Khám phá thêm một cách thức tấn công của vi rút HIV lên hệ miễn dịch của con người  (13/02/2008)
Hút thuốc lá có thể gây ung thư đại tràng  (13/02/2008)
Axít béo có lợi cho việc điều trị chứng khô mắt  (13/02/2008)
Tình yêu không bao giờ là quá nhiều  (13/02/2008)
Kết quả nghiên cứu khoa học nghiêm túc: Tình yêu thật sự mù  (13/02/2008)