Nghe nhạc trong giai đoạn đầu sau khi bị đột quị có thể sẽ giúp cho bệnh nhân hồi phục nhanh chóng hơn.
Các nhà khoa học Phần Lan đã tiến hành nghiên cứu so sánh giữa những bệnh nhân đột quị có nghe nhạc vài tiếng đồng hồ mỗi ngày với những người chỉ nghe đọc sách qua băng hay chẳng làm gì cả. Họ phát hiện ra rằng nhóm có nghe nhạc phục hồi trí nhớ và khả năng tập trung tốt hơn đồng thời có khung logic trí tuệ thông thường tích cực hơn hai nhóm bệnh nhân còn lại.
Trưởng nhóm nghiên cứu Teppo Sarkamo của trường đại học Helsinki kết luận âm nhạc có thể là một liệu pháp điều trị bổ trợ vô cùng giá trị đối với bệnh nhân đột quị, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của bệnh. Nó còn có một lợi ích khác là rẻ tiền và dễ thực hiện.
Nghiên cứu được tiến hành tập trung trên 60 đối tượng bệnh nhân đột quị ngay sau khi họ được đưa vào nhập viện. Phần lớn những bệnh nhân này đều gặp khó khăn về vận động và nhận thức như mất trí nhớ, mất khả năng tập trung.
Bệnh nhân trong nhóm nghe nhạc được phép chọn loại nhạc mà họ thích nghe. Tất cả đều đạt được mức độ phục hồi chuẩn sau đột quị. Sau 3 tháng, khả năng thuộc lòng của nhóm nghe nhạc cải thiện 60% trong khi nhóm nghe sách qua băng là 18% và nhóm không nghe gì là 29%.
Khả năng tập trung, kiểm soát và thực hành những bài tập về trí óc hoặc giải quyết mâu thuẫn của nhóm nghe nhạc tăng 17% trong khi hai nhóm còn lại là 0%. Ngoài ra, nhóm nghe nhạc ít bị phiền muộn và rối loạn tinh thần hơn.
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng thời gian vài tuần hay vài tháng đầu sau khi bị đột quị ( khoa gọi là thời gian cửa sổ) là khoảng thời gian lý tưởng để luyện tập khả năng linh hoạt mềm dẻo của não bộ. Vì vậy, bệnh nhân thường phải bỏ ¾ thời gian trong ngày của họ vào các hoạt động vật lý trị liệu.
Đây là lần đầu tiên người ta phát hiện ra âm nhạc có vai trò phục hồi chức năng cho người bị đột quị tốt như thế nào.
Nghiên cứu trên được đăng trên tạp chí khoa học Nghiên cứu về não bộ.
|