Các nhà khoa học Anh làm việc tại Nam Cực đã phát hiện một số bằng chứng rõ ràng nhất về tính bất ổn của những tảng băng nằm ở Tây Nam Cực. Nếu xu hướng này cứ tiếp tục diễn ra, mực nước biển trên toàn cầu sẽ tăng đáng kể.
Bằng chứng mới do một nhóm khoa học nghiên cứu về những tảng băng có kích cỡ bằng bang Texas của nước Mỹ ở một vùng xa xôi, hiếm người thám hiểm đặt chân tới của Tây Nam Cực.
“Dòng sông băng” này đã trôi với một tốc độ nhanh đáng ngạc nhiên hướng về phía đại dương. Hiện tượng này gọi là vòng đai yếu của lớp băng Tây Nam Cực. Lý do là lớp băng dưới đáy “dòng sông băng” ở khu vực Tây Nam Cực chìm dốc sâu xuống dưới.
Tính toán của vệ tinh cho thấy 3 tảng băng lớn ở khu vực này đã tan nhanh chóng trong vòng hơn 1 thập niên qua. Tảng băng lớn nhất mang tên Đảo thông cũng là mối quan ngại lớn nhất vì nó làm cho mực nước biển dâng nhanh hơn so với những tảng băng khác ở Nam Cực. Tảng Đảo thông dày mấy chục km, rộng 30km và tiến ra biển với tốc độ 3,5km/năm. Chỉ riêng một mình tảng băng này tan ra cũng đủ làm cho mực nước biển trên toàn cầu dâng thêm 25cm. Quá trình tan băng hoàn toàn có thể kéo dài hàng nhiều thập niên, thậm chí cả một thế kỷ. Tuy nhiên, các tảng băng bên cạnh cũng bắt đầu tan nhanh. Nếu cả khu vực này bị tan chảy thì mực nước biển toàn thế giới sẽ dân cao thêm 1,5m.
Tây Nam Cực là khu vực vô cùng xa xôi và khắc nghiệt. Năm 1961, một nhóm khoa học người Mỹ đã thám hiểm vùng này trong thời gian rất ngắn. Từ đó đến nay, chưa có ai đến đây ngoại trừ nhóm nghiên cứu về băng Nam Cực người Anh nói trên. Nhóm này đã bỏ ra 97 ngày thám hiểm Tây Nam Cực. Hiện nay, họ không thể tiếp tục làm việc vì nhiệt độ xuống –30oC cộng với gió mạnh.
|