Tại sao trên núi phải đi theo đường ziczac?
11:45', 25/2/ 2008 (GMT+7)

Đường thẳng có thể là con đường ngắn nhất giữa 2 điểm, nhưng trên một sườn dốc, thì đường ngoằn ngoèo lại là con đường nhanh nhất để đi.

Trèo lên một sườn dốc, cơ chế và năng lượng dành cho việc lên dốc làm biến đổi cách chúng ta định vị địa hình.

"Bạn cho rằng người ta đi như nhau trên mọi địa hình, nhưng khi có sự thay đổi trong độ cao thì mọi thứ phức tạp hơn nhiều", tác giả nghiên cứu Marcos Llobera tại Đại học Washington, Mỹ, nói. "Có những đoạn dốc mà sẽ cực kỳ mất sức nếu cứ đi thẳng tắp, vì vậy mọi người phải đi theo các đường chéo để giảm độ dốc. Sau đó họ lại phải quay về hướng đi ban đầu, vì thế nó tạo nên hình chữ chi. Dốc càng cao thì càng quan trọng để tìm ra một góc đi đúng".

Llobera và cộng sự T.J. Sluckin tại Đại học Southampton ở Anh đã phát triển nên một mô hình toán học đơn giản cho thấy đường đi ziczac là cách hiệu quả nhất để đi lên hoặc xuống một đồi dốc.

Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều chẳng cần tới mô hình để biết đến đều đó, họ đều làm như vậy mà chẳng cần suy nghĩ.

. Theo VnExpress

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Microsoft "tặng không" 5GB cho người dùng  (25/02/2008)
Băng ở Nam Cực trôi nhanh về phía biển  (25/02/2008)
Ứng dụng thuật toán ảo trong chữa bệnh ung thư  (24/02/2008)
Phát triển mới vắc-xin bệnh cúm  (24/02/2008)
Ghế ngồi ngăn học sinh nghịch ngợm  (22/02/2008)
Thực hiện thành công ca đại phẫu nối nhiều đoạn ruột  (22/02/2008)
Cắt giảm muối có thể giúp trẻ em thon thả hơn  (21/02/2008)
Béo phì là 'đường tắt' dẫn đến ung thư  (21/02/2008)
Những thử nghiệm đầu tiên  (21/02/2008)
Sao Thổ gặp Mặt Trăng đúng tiết Nguyên Tiêu (21.2)  (20/02/2008)
Âm nhạc giúp cải thiện khả năng phục hồi của bệnh nhân đột quị  (20/02/2008)
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần đã từng cứu Christopher Columbus cách đây 5 thể kỉ sắp sửa xuất hiện trở lại  (20/02/2008)
Vật liệu hút CO2 từ ống khói  (19/02/2008)
Phát hiện loài ếch cổ đại từng ăn thịt khủng long  (19/02/2008)
Nhà lệch tầng: đón gió vào nhà  (19/02/2008)