Bí ẩn về men gốm màu xanh da trời của người Maya có liên quan đến tục dùng người tế thần
13:36', 29/2/ 2008 (GMT+7)

Tượng đầu người được tìm thấy ở Mexico có niên đại khoảng 600-900 năm trước công nguyên. Ảnh: Bảo tàng cổ vật Chicago.

Cuối cùng thì các nhà khảo cổ học cũng đã vén được bức màn bí mật vì sao người Maya chế tạo ra men gốm màu xanh da trời nổi tiếng có độ bền màu đáng kinh ngạc và họ đã làm cách nào để chế tạo ra men đó.

Qua nghiên cứu các hiện vật, các nhà khoa học đã phát hiện người Maya làm ra men màu xanh ngọc bích huyền thoại vì đó là một phần trong nghi lễ tế thần- gồm cả tế thần bằng người sống-của người Maya tại thành phố cổ Chichén Itzá, trung tâm quyền lực của người Maya xưa kia.

Nền văn minh Maya phát triển rực rỡ tại Trung Mỹ trước khi tàn lụi dưới tay thực dân Tây Ban Nha. Người Maya đã phát minh ra men màu xanh ngọc bích vào khoảng năm 300 sau công nguyên. Men xanh Maya này được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật và nghi lễ tôn giáo của người Maya cho đến khi thực dân Tây Ban Nha xâm chiếm lãnh thổ của họ. Màu men này bị chìm vào quên lãng một thời gian dài. Mãi đến đầu thế kỷ 20, các nhà khảo cổ học mới phát hiện ra nó tại thành cổ Chichén Itzá.

Phần lớn các chất nhuộm màu hữu cơ tự nhiên của người cổ đại đều phai màu rất nhanh. Thế nhưng, kỳ lạ thay, men xanh Maya trên các bức tranh tường hay trên các đồ gốm không hề bay màu sau hàng trăm năm phơi mình trong điều kiệt thời tiết nóng và khắc nghiệt của vùng bán đảo Yucatan thuộc phía bắc Mexico ngày nay.

Cách chế tạo men xanh

Các nghiên cứu mới cho thấy men xanh này được lấy từ cây chàm được chôn sâu dưới lòng sông, lòng suối có đất sét khoáng khác thường gọi là palygorskite. Cách làm này giúp cho màu chàm không bị phai. Nhưng màu xanh ngọc bích đó được chế tạo ra như thế nào và vì mục đích gì?

Trưởng nhóm nghiên cứu Dean Arnold của trường cao đẳng Wheaton thuộc bang Illinois (Mỹ) đưa ra giả thiết người Maya đã dùng nhựa cây copan để đốt nóng chảy hỗn hợp lá chàm và đất sét. (Người Maya thường dùng nhựa copan làm nhang thơm). Nhiệt độ 100-150oC khiến cho màu chàm thấm sâu vào palygorskite, tạo ra màu men xanh da trời đặc biệt. Cả ba thứ- lá chàm, đất sét và nhựa copan- đều được dùng trong các nghi lễ cúng tế và làm thuốc chữa bệnh. Vì vậy, giả thiết của ông Arnold xem ra có lý.

Mục đích chế tạo men xanh

Giả thiết trên đã được chứng minh bằng kết quả kiểm nghiệm thực tế một bát nhang cổ khai quật tại Chichén Itzá cách đây 1 thế kỷ. Soi dưới kính hiển vi điện tử, người ta phát hiện trong bát nhang đó có chứa copan, bột lá chàm và nhiều mảnh màu xanh da trời và màu trắng được cho là palygorskite.

Người Maya dùng men xanh trong nghi lễ tế thần mưa Chaak. Vật và người tế thần thường được người Maya sơn màu xanh da trời mới tạo ra trước khi bị ném xuống một cái hồ nước thiêng tên Sacred Cenote ở Chichén Itzá nhằm cầu thần Chaak sẽ ban mưa xuống sau một mùa khô hạn.

  • Tố Uyên (theo New Scientist)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Muốn răng chắc khỏe, hãy ăn yogurt  (29/02/2008)
Phát hiện hóa thạch quái vật biển lớn nhất từ trước đến nay ở Na Uy  (29/02/2008)
Anh sắp sửa thí nghiệm phương pháp thụ tinh nhân tạo tân tiến-tử cung trong tử cung  (28/02/2008)
Nhật tuyên bố phát hiện một hành tinh mới  (28/02/2008)
Vì sao trẻ em đáng yêu?  (28/02/2008)
Đêm 2.3, không khí lạnh tiếp tục tăng cường  (28/02/2008)
Bệnh lao kháng thuốc lan nhanh một cách báo động trên toàn cầu  (27/02/2008)
Thuốc miễn dịch thương hiệu Việt đầu tiên  (27/02/2008)
Phát hiện một xác ướp 200 tuổi ở Brazil  (27/02/2008)
Phát ngôn chính thức về thuốc kích thích rau tăng trưởng  (27/02/2008)
Rét đậm rét hại lại về  (27/02/2008)
Mẹo cai thuốc lá thành công  (26/02/2008)
Vẽ được sơ đồ gene cây ngô  (26/02/2008)
Tiếp tục chương trình tiêm văc-xin phòng bệnh thương hàn cho trẻ em  (26/02/2008)
VNPT đầu tư 1 tỷ USD hoàn thiện hạ tầng mạng thế hệ mới  (26/02/2008)