Vì sao chúng ta thường bị cúm vào mùa đông?
16:14', 3/3/ 2008 (GMT+7)

Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ, virus cúm phủ lên mình một lớp chất béo giúp chúng càng mạnh mẽ hơn dưới nhiệt độ giá rét của mùa đông. Điều này lý giải vì sao mùa đông thường hay là mùa phát sinh của bệnh cảm cúm.

Ông Duane Alexander, giám đốc Viện phát triển con người và sức khỏe trẻ em (NICHD) thuộc Viện Y tế quốc gia (Mỹ) cho biết, chính nhờ lớp màng mỡ bao phủ bên ngoài tan chảy trong đường hô hấp đã giúp virus xâm nhập vào các tế bào bên trong cơ thể con người.

Giống như khi bạn ngậm một viên kẹo M&M, lớp bọc đường bên ngoài tan chảy khi chúng vào trong cơ quan hô hấp của chúng ta. Nhờ chất lỏng của lớp mỡ bên ngoài nên virus mới có thể dễ dàng xâm nhập và gây nhiễm tế bào.

Từ lâu các nhà khoa học đã quan tâm rất nhiều đến lý do vì sao virus cúm và các virus bệnh hô hấp khác thường phát triển và phát tán mạnh vào mùa đông. Tuy nhiên vẫn chưa có lời giải thích nào được cho là hợp lý.

Nghiên cứu mới, được đăng trên tạp chí Nature Chemical Biology, có thể giúp các nhà khoa học tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn và điều trị bệnh cúm, khi con người đã biết được cách virus tự bảo vệ mình như thế nào để có thể lan truyền từ người sang người.

Virus không thể tự nhân đôi. Muốn làm được điều này chúng phải tấn công một tế bào sống. Nhờ có lớp màng bao phủ bên ngoài tan chảy giúp virus cúm tiếp cận tế bào của bệnh nhân. Chúng “tiêm” vào tế bào một loại chất di truyền, biến tế bào thành một kho virus.

Dưới nhiệt độ lạnh giá, lớp màng mỡ bên ngoài này giúp virus bám chắc vào tay hay bên ngoài cơ thể con người, rất khó mà tẩy rửa bằng xà phòng.

Khi nhiệt độ ngoài trời nóng dần lên, lớp màng mỡ này sẽ tan chảy khiến virus bị hủy hoại (loại trừ trường hợp chúng đã vào được bên trong cơ thể của con người và động vật).

Nghiên cứu mới cũng mở ra một giai đoạn mới cho những nghiên cứu giúp tiêu diệt tận gốc loại virus cúm.

  • Hồng Hà (theo MSN, Xinhua)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Ngân hàng tế bào gốc đi vào hoạt động  (03/03/2008)
Cây trồng biến đổi gen ở Việt Nam: Vẫn còn mơ hồ  (03/03/2008)
10 bậc thầy gây đau đớn nhất trong thế giới loài vật  (02/03/2008)
Bí ẩn về men gốm màu xanh da trời của người Maya có liên quan đến tục dùng người tế thần  (29/02/2008)
Muốn răng chắc khỏe, hãy ăn yogurt  (29/02/2008)
Phát hiện hóa thạch quái vật biển lớn nhất từ trước đến nay ở Na Uy  (29/02/2008)
Anh sắp sửa thí nghiệm phương pháp thụ tinh nhân tạo tân tiến-tử cung trong tử cung  (28/02/2008)
Nhật tuyên bố phát hiện một hành tinh mới  (28/02/2008)
Vì sao trẻ em đáng yêu?  (28/02/2008)
Đêm 2.3, không khí lạnh tiếp tục tăng cường  (28/02/2008)
Bệnh lao kháng thuốc lan nhanh một cách báo động trên toàn cầu  (27/02/2008)
Thuốc miễn dịch thương hiệu Việt đầu tiên  (27/02/2008)
Phát hiện một xác ướp 200 tuổi ở Brazil  (27/02/2008)
Phát ngôn chính thức về thuốc kích thích rau tăng trưởng  (27/02/2008)
Rét đậm rét hại lại về  (27/02/2008)