10 điều có thể bạn chưa biết về cơ thể mình
16:7', 5/3/ 2008 (GMT+7)

Cơ thể của chúng ta là một cỗ máy lớn đầy chất lỏng, đẫm mồ hôi, luôn hoạt động và pha trộn các loại hóa chất với độ chính xác cao và sự phối hợp vô cùng nhịp nhàng để tạo ra mọi thứ từ trí nhớ cho đến chất nhầy.

Hãy đi một vòng thám hiểm quanh một số điều bí ẩn, phức tạp và tuyệt diệu về chức năng của cỗ máy đó.

1. Da của chúng ta có 4 lớp màu

Tất cả mọi loại da, nếu không phải là da màu, đều trông như là màu trắng kem.Các mạch máu nằm sát da tạo thêm sắc hồng. Sắc tố vàng phủ một lớp màu lót cho “bức tranh da”. Và cuối cùng là lớp màu đen trên bề mặt da do hắc tố sắc nâu đỏ  tạo ra. Hắc tố này sinh ra do tác động của tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời tới da. Cả 4 lớp màu này pha trộn với nhau theo một tỉ lệ khác biệt, tạo thành màu da đặc trưng của từng người, từng dân tộc trên hành tinh xanh.

2. Hãy cười lên và cả thế giới sẽ cùng cười với bạn

Gần đây, khoa học đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy cười là một hành vi xã hội mang tính bắt chước. Chỉ cần nhìn thấy ai đó có dấu hiệu nhoẻn miệng là tự nhiên bạn cũng muốn làm theo. Khi bạn nghe thấy tiếng cười, lập tức âm thanh đó sẽ kích thích một vùng trong não bộ có liên quan đến việc vận động cơ mặt. Bắt chước đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp xã hội. Các hành vi như hắt hơi, cười, khóc hay ngáp có thể là những cách thức tạo ra mối liên kết xã hội chặt chẽ trong một nhóm người.

3. Não lớn khiến cho miệng bị ép nhỏ lại

Không phải lúc nào quá trình tiến hóa cũng diễn ra một cách hoàn hảo vì nếu đúng như vậy thì chúng ta sẽ mọc ra đôi cánh chứ không phải là mọc răng khôn. Đôi khi, một vài bộ phận vô dụng vẫn còn gắn với một loài nào đó đơn giản chỉ bởi vì chúng không gây hại gì cả. Tuy nhiên, trước đây, răng khôn đã từng không phải là thứ đem lại cơ hội kiếm bộn tiền cho các vị nha sĩ. Cách đây rất lâu, răng khôn đóng vai trò là một bộ răng hàm nghiền thịt hữu ích. Tuy nhiên, khi não của chúng ta phát triển to ra, cấu trúc xương hàm buộc phải thay đổi. Kết quả là, chúng ta có cái miệng “đắt giá” chật chội không đủ chỗ cho răng mọc.

4. Lông mao giúp di chuyển dịch nhầy

Hầu hết các tế bào trong cơ thể chúng ta đều là biến dị của các cơ quan tế bào giống như sợi lông được gọi là lông mao. Lông mao giúp cơ thể thực hiện rất nhiều chức năng khác nhau, từ tiêu hóa cho đến nghe. Ở mũi, lông mao giúp dịch nhầy từ khoang mũi chảy xuống họng. Thời tiết lạnh làm chậm quá trình thông dịch nhầy đó, khiến dịch nhầy bị dồn ứ và gây ra chảy nước mũi. Màng nhầy mũi bị sưng hay bị khô đặc lại cũng khiến ta bị nghẹt mũi.

5. Dậy thì làm thay đổi cấu trúc não và là nguyên nhân gây ra hành vi bất ổn

Chúng ta đều biết những thay đổi về hormone trong cơ thể là điều cần thiết để giúp cơ thể chúng ta phát triển và sẵn sàng cho sứ mệnh tự nhiên là duy trì nòi giống. Thế nhưng tại sao các bạn thanh thiếu niên luôn ở trong tâm trạng khó chịu? Các hormone, chẳng hạn như testosterone, thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển của các neuron thần kinh tại não. Những thay đổi ở cấu trúc não dẫn đến nhiều thay đổi trong hành vi theo hướng tiêu cực. Có thể kể ra một vài cái như chân tay trở nên vụng về, thái độ bỗng nhiên thờ ơ, kĩ năng đưa ra quyết định trở thành dở khi những vùng vỏ não ở trán trưởng thành.

6. Hàng ngàn trứng của buồng trứng không bao giờ được sử dụng đến

Khi người phụ nữ bước vào tuổi 49-50, chu kỳ kinh nguyệt vốn có chức năng kiểm soát nồng độ hormone và trứng rụng sẵn để chờ thụ tinh của họ sẽ ngừng hoạt động. Buồng trứng sẽ tiết ra ngày càng ít hormone estrogen và gây nên những thay đổi tâm sinh lý trong cơ thể phụ nữ mãn kinh. Các noãn bào bắt đầu không còn sinh trứng đều đặn như trước. Một thiếu nữ có khoảng 34.000 noãn bào. Chỉ có khoảng 350 noãn bào đó phát triển thành trứng trong suốt cuộc đời của thiếu nữ đó (nếu tính trung bình mỗi tháng một trứng chín). Noãn bào không dùng đến sẽ tự thoái hóa dần. Khi cơ thể không có dấu hiệu mang thai, não bộ sẽ ngừng điều khiển việc rụng trứng.

7. Phần lớn năng lượng từ thức ăn được dành cho hoạt động tư duy của não

Mặc dù chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng bộ não của chúng ta lại đòi hỏi tới 20% nhu cầu khí oxy và calo của cả cơ thể. Để đảm bảo cho cơ quan trung ương này lúc nào cũng có đủ tài nguyên hoạt động, cơ thể phân công hẳn 3 động mạch não chính làm nhiệm vụ liên tục bơm oxy đến não. Chỉ cần 1 trong 3 con đường huyết mạch đó bị tắc nghẽn hay bị đứt thì các tế bào não sẽ bị “chết đói” năng lượng tối cần thiết để duy trì chức năng chỉ huy của mình. Hậu quả là các chức năng do vùng não bị “chết đói” đó đảm nhiệm sẽ giảm sút. Đây chính là trường hợp đột quị.

8. Xương gãy để cân bằng khoáng chất trong cơ thể

Ngoài việc đỡ các cơ và cơ quan trong cơ thể, xương còn có chức năng là giúp cơ thể điều hòa lượng canxi. Xương chứa phospho lẫn canxi mà canxi lại rất cần thiết đối với cơ và các dây thần kinh. Nếu các cơ quan này thiếu canxi thì một số hormone trong cơ thể sẽ ra lệnh cho xương phải “gãy” để giải phóng một lượng canxi cần thiết “tiếp tế” cho những nơi đang bị đói canxi. Quá trình này cứ tiếp diễn cho đến khi nào cơ thể hấp thu được nguồn canxi thích hợp từ ngoại bào thì sẽ ngừng.

9. Tư thế của cơ thể ảnh hưởng đến trí nhớ của bạn

Bạn không thể nhớ ra những ngày kỉ niệm quan trọng của mình? Hãy thử quì một đầu gối. Các kỉ niệm sẽ ùa về mạnh mẽ trong các giác quan của bạn. Một mùi hương hay một âm thanh nào đó có thể sẽ đánh thức một kỉ niệm xa lắc thời thơ ấu. Mối liên hệ giữa hiện tại và quá khứ có thể sẽ trở nên rõ ràng nhưng khó lý giải vì sao. Chẳng hạn như tiếng chuông xe đạp có thể nhắc bạn nhớ đến hình ảnh một con đường xưa cũ mà bạn đã từng vẽ trên giấy. Một nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí “Nhận thức” số ra tháng 1.2007 đã giúp giải mã được một số điều bí ẩn này. Theo đó, một số tình tiết sự việc xảy ra trong quá khứ của chúng ta đã được não ghi nhớ nhanh hơn và tốt hơn những việc khác vì khi đó cơ thể chúng ta đang ở trong tư thế tương tự với tư thế trong hiện tại. 

10. Dạ dày tiết ra axit có thể ăn mòn kim loại

Có một loại chất lỏng nguy hiểm mà không một nhân viên an ninh hàng không nào có thể tịch thu của bạn khi bạn đi lên máy bay. Đó là dịch vị dạ dày. Dạ dày của bạn tiết ra chất axit clohydric, một hợp chât ăn mòn được dùng để xử lý kim loại trong lĩnh vực công nghiệp. Nó có thể ăn mòn thép. Tuy nhiên, dạ dày của bạn có một thành dịch nhầy giúp khóa chặt chất lỏng “độc hại” này ở yên an toàn trong hệ thống tiêu hóa với mục đích xử lý thức ăn.

  • Tố Uyên (theo Live Science)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Mặt trời sẽ “nuốt chửng” Trái đất trong 7,6 tỷ năm nữa  (05/03/2008)
Thuốc lá điện tử - Món quà quý cho người nghiện thuốc  (05/03/2008)
Khó dự báo trước động đất  (05/03/2008)
Tóc nhờn có lợi đối với các bệnh về hô hấp  (04/03/2008)
Mũ bảo hiểm phải nhẹ hơn 1,5 kg  (04/03/2008)
Da ếch- nguồn dược liệu bào chế thuốc chữa tiểu đường type 2 trong tương lai  (04/03/2008)
Ăn sáng giúp chống béo phì  (04/03/2008)
Sức khỏe và gương mặt của bạn  (04/03/2008)
Vì sao chúng ta thường bị cúm vào mùa đông?  (03/03/2008)
Ngân hàng tế bào gốc đi vào hoạt động  (03/03/2008)
Cây trồng biến đổi gen ở Việt Nam: Vẫn còn mơ hồ  (03/03/2008)
10 bậc thầy gây đau đớn nhất trong thế giới loài vật  (02/03/2008)
Bí ẩn về men gốm màu xanh da trời của người Maya có liên quan đến tục dùng người tế thần  (29/02/2008)
Muốn răng chắc khỏe, hãy ăn yogurt  (29/02/2008)
Phát hiện hóa thạch quái vật biển lớn nhất từ trước đến nay ở Na Uy  (29/02/2008)