Triển vọng ngăn chặn sự phát triển của khối u ung thư
19:39', 17/3/ 2008 (GMT+7)

Tế bào ung thư phân chia không kiểm soát và rất nhanh chóng.

Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện một enzyme quan trọng giúp các tế bào ung thư phân chia không kiểm soát. Với khám phá này, họ tin rằng có thể can thiệp vào cơ chế hoạt động, khiến khối u ngừng phát triển.

Enzyme pyruvate kinase là một loại axit không màu, hình thành từ glucose và glycerol, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Pyruvate kinase có hai dạng, nhưng các nhà khoa học của Trường Y khoa Havard phát hiện ra chỉ có dạng PKM2 giúp tế bào ung thư có khả năng tiêu thụ glucose với một tỷ lệ cực cao.

Khi họ tìm cách ngăn cản tế bào ung thư tổng hợp enzyme PKM2 thì sự phát triển của chúng bị kiềm chế.

Các nhà khoa học tiêm các tế bào này vào chuột, thì chúng gần như không còn khả năng gây ra các khối u.

Hiệu ứng Warburg

Otto Warburg (1883-1970) là một nhà sinh hóa người Đức từng đoạt giải Nobel, đi tiên phong trong việc sử dụng công nghệ hóa học vào nghiên cứu sinh học, đặc biệt trong nghiên cứu tế bào hô hấp. Cách đây hơn 75 năm, ông là người đầu tiên khám phá ra các tế bào ung thư bội sinh tiêu thụ một lượng glucose lớn hơn rất nhiều so với các tế bào bình thường.

Ông cũng phát hiện ra lượng glucose các tế bào ung thư cần để duy trì sự sống rất nhỏ, cho phép chúng phát triển và phân chia với tốc độ cực nhanh tương đương với các tế bào bào thai.

Những khám phá của Warburg ngày nay vẫn được ứng dụng vào việc phát hiện sự lan rộng của tế bào ung thư.

Tuy nhiên, cho đến nay, chất hóa học bí ẩn trong “hiệu ứng Warburg” vẫn chưa được hiểu thấu đáo.

Các nhà khoa học cho biết, loại chất hóa học đằng sau sự chuyển hóa glucose chắc chắn khác nhau, tùy theo dạng bệnh ung thư.

Tuy nhiên, Giáo sư Lewis Cantley, người chủ trì công trình nghiên cứu nói: Enzyme PKM2 luôn có mặt trong tất cả các tế bào ung thư nhưng lại không hề tồn tại trong các bộ phận khác của cơ thể người. Chúng bị coi là nguyên nhân hình thành nên các khối u. Chính vì vậy, loại enzyme này sẽ trở thành mục tiêu nghiên cứu tạo ra các phác đồ điều trị ung thư.

Tiến sĩ Joana Peak thuộc tổ chức từ thiện nghiên cứu ung thư nước Anh nói: Hiện tại chúng tôi vẫn chưa biết có thể áp dụng những khám phá này vào điều trị ung thư ở người hay không. Tất cả mới dừng ở phòng thí nghiệm. Cần phải nghiên cứu thêm trước khi chúng ta xây dựng các phác đồ điều trị ung thư dựa trên các phát hiện này.

Tuy nhiên, tiến sĩ Peak nói hiện tại người ta đang tiến hành thử nghiệm một loại dược phẩm có tên là DCA theo hướng có liên quan đến loại enzyme này.

Công trình nghiên cứu trên được công bố trên Tạp chí Tự nhiên.

. Theo Nhân Dân điện tử

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Không tiêm phòng thủy đậu, 90% có nguy cơ mắc bệnh  (17/03/2008)
Người dân nên thận trọng trong việc sử dụng mắm tôm, rau sống, thức ăn đường phố  (17/03/2008)
431 trường hợp mắc bệnh thủy đậu  (17/03/2008)
Kính thiên văn tự chế lớn nhất Việt Nam  (16/03/2008)
Bệnh tiêu chảy cấp lại xuất hiện ở Hà Nội  (15/03/2008)
Phát hiện gene kiểm soát bệnh ung thư vú  (14/03/2008)
Vitamin D giúp giảm nguy cơ bị tiểu đường type I ở trẻ  (14/03/2008)
Vì sao đội bóng áo đỏ thường chiến thắng?  (13/03/2008)
Cơ hội giúp doanh nghiệp chào bán sản phẩm  (13/03/2008)
Chọn balô phù hợp cho trẻ  (12/03/2008)
Chân dung những hacker Trung Quốc  (12/03/2008)
Sử dụng côn trùng làm gián điệp  (12/03/2008)
Bữa ăn gia đình và nhân cách trẻ  (11/03/2008)
Camera “nhìn” xuyên quần áo  (11/03/2008)
Gene có thể là nguyên nhân liên quan đến nguy cơ bị bệnh gout  (11/03/2008)