|
Võng mạc mắt. |
Mắt có khả năng tự phục hồi võng mạc bị hỏng mà không cần đến bất kỳ sự tác động bên ngoài như cấy ghép mô võng mạc hay tế bào thân, nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ.
Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra loại hóa chất trong mắt có thể “đánh thức năng lực làm việc” của những tế bào không nằm trong hệ thần kinh, tự biến chúng thành những tế bào nguyên bản, giống như tế bào thân, có khả năng tạo ra những tế bào võng mạc mới.
Từ lâu các nhà khoa học đã biết đến một loại tế bào có tên là Müller (có trong mắt) có nhiệm vụ giữ gìn mô võng mạc và làm sạch các mảnh bụi trong mắt.
Thế nhưng, trong vài năm gần đây, các nhà nghiên cứu thấy rằng, những tế bào này thỉnh thoảng biểu lộ những hoạt động giống như tế bào nguyên bản và tham gia lại chu kỳ tế bào (phân chia và chuyển thành một dạng tế bào khác). Các tế bào nguyên bản gần giống như các tế bào thân (trong tủy sống) nhưng “già” hơn và hạn chế hơn trong việc phân chia thành một dạng tế bào khác. Tuy nhiên, trước khi nghiên cứu này được làm sáng tỏ, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu nổi quá trình biến đổi diễn ra như thế nào.
Trong quá trình nghiên cứu, giáo sư Dong Feng Chen và các đồng nghiệp của Trường Y khoa Harvard quan sát thấy rằng, khi có sự xuất hiện của loại hóa chất tự nhiên, được biết đến như là glutamate và aminoadipate, các tế bào Müller bắt đầu quá trình phân chia và phát triển.
Để chắc chắn là loại hóa chất này đang chuyển đổi, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm chúng trong phòng thí nghiệm và trên cơ thể của chuột. Họ thấy thêm rằng, từng hóa chất thâm nhập vào các tế bào Müller nguyên bản và đưa hóa chất vào khoảng trống bên dưới võng mạc của những con chuột khỏe mạnh . Các tế bào bị biến thành những tế bào nguyên bản và sau đó biến thành những tế bào võng mạc. Các tế bào võng mạc di chuyển đến những vị trí cần đến nó ở trong võng mạc.
Nghiên cứu đã mở ra tia hy vọng mới cho hàng triệu bệnh nhân bị mắt những bệnh thoái hóa mắt mỗi năm.
|