Công nghệ cảm biến mới: Camera ở đầu móng tay giúp cảm nhận mọi vật bằng xúc giác
19:9', 30/3/ 2008 (GMT+7)

Sử dụng một camera có thể nhận biết sự chuyển động của máu dưới các móng tay là một hệ thống mới giúp cảm nhận mọi vật bằng xúc giác.

Giao diện cảm nhận xúc giác nhạy với áp suất là một công nghệ khá quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, nó thường đòi hỏi phải có một bề mặt tiếp xúc nhẵn có các bộ phận cảm ứng ở trên hay dưới bề mặt đó. Đối với các thiết bị thô và đơn giản như con chuột cảm ứng của máy vi tính xách tay, công nghệ này dễ dàng được ứng dụng. Tuy nhiên, đối với những vật mỏng manh hay có bề mặt thô nhám, công nghệ này không thể ứng dụng được.

Hệ thống mới do các nhà khoa học của trường đại học Nottingham (Anh) phát triển đã khắc phục được nhược điểm này vì nó dò tìm hiệu ứng của xúc giác ở đầu ngón tay chứ không phải qua bề mặt được chạm vào.

Hệ thống này hoạt động thông qua một camera video đơn giản chịu trách nhiệm quan sát sự chuyển động của máu dưới móng tay của người sử dụng.

Khi ngón tay của người sử dụng bị ép vào vì chạm vào một bề mặt tiếp xúc thì máu ở đầu móng tay sẽ bị đẩy sang chỗ khác. Vì vậy, đầu móng tay sẽ có màu trắng tái còn gốc móng tay sẽ đậm hơn vì máu dồn về đó.

Camera sẽ giám sát sự thay đổi màu sắc trái ngược của đầu và gốc móng tay để nhận biết mỗi lần tiếp xúc bằng tay. Camera cũng đánh giá được áp lực giữa bề mặt tiếp xúc và ngón tay thông qua mức độ đậm nhạt của móng tay.

Công nghệ đơn giản và ít tốn kém này còn có một lợi ích khác vì tất cả những gì nó đòi hỏi chỉ là  một webcam rẻ tiền và một màn hình máy tính.

  • Tố Uyên (theo New Scientist)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Lò nướng thông minh nấu ăn thay bạn  (30/03/2008)
Cuộc chiến chống công chức say xỉn ở Trung Quốc  (28/03/2008)
Phát hiện ra các đột biến gene liên quan đến bệnh tâm thần phân liệt  (28/03/2008)
Lần đầu tiên bào chế được thuốc có khả năng chữa viêm gan C  (27/03/2008)
Phát hiện di cốt cổ nhất của loài người  (27/03/2008)
Coi chừng giun sán  (27/03/2008)
Kiểm soát 7 triệu chứng đau thông thường mà không dùng thuốc  (26/03/2008)
10 thành phố lớn nhất thế giới của năm 2025  (26/03/2008)
Mối liên quan giữa cân nặng khi sinh và tuổi thọ  (26/03/2008)
Phát hiện được bản đồ protein trong nước bọt của người  (26/03/2008)
Những cách giúp con thành đứa trẻ sáng tạo  (25/03/2008)
Nhiên liệu sinh học tăng nguy cơ hen suyễn ở trẻ em?  (25/03/2008)
Chữa thành công bệnh Parkinson ở chuột bằng phương pháp nhân giống vô tính  (24/03/2008)
20 cách đơn giản chống ung thư  (24/03/2008)
Viết giúp cải thiện cuộc sống của bệnh nhân ung thư  (24/03/2008)