Kỹ thuật nội soi cắt lớp y khoa bằng laser sẽ khai tử kỹ thuật sinh thiết
16:0', 1/4/ 2008 (GMT+7)

Hình ảnh vị trí hạt nano đồng thời cũng là vị trí khối u ung thư của chuột thí nghiệm qua chụp nội soi cắt lớp bằng laser. Ảnh: PNAS

Sắp sửa sẽ có một kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh mới trong y khoa thay thế cho kỹ thuật sinh thiết. Đó là kỹ thuật nội soi cắt lớp bằng laser (Raman spectroscopy) cho phép phát hiện các cấu trúc hóa học cũng như là hình dạng các cơ quan trong cơ thể.

Với kỹ thuật mới, các bác sĩ có thể có được thông tin về khối u ung thư hoặc thông tin về những bộ phận bị bệnh khác trong cơ thể mà không cần phải thực hiện các thao tác can thiệp xâm lấn giống như trong kỹ thuật sinh thiết.

Thông thường, để có được thông tin tối quan trọng về tình hình của bệnh, chẳng hạn như diễn tiến của khối u ung thư, các kỹ thuật viên phải thực hiện thao tác lấy mẫu sinh thiết gây đau đớn cho bệnh nhân và mất nhiều thời gian để xét nghiệm.  Họ cũng có thể dùng kỹ thuật chụp CT hay PET để thấy được chi tiết tinh vi trong cấu trúc của các cơ quan và của khối u ác tính. Tuy nhiên, cả hai kỹ thuật trên đều có nhược điểm là làm tăng nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ của bệnh nhân và cũng không cung cấp được bất kỳ thông tin nào về hóa chất ở bên trong bộ phận được chụp. 

Kỹ thuật Raman spectroscopy khắc phục được tất cả các nhược điểm của 3 phương pháp trên. Nó hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng tia laser hồng ngoại cường độ thấp, an toàn kết hợp với các hạt nano vàng đã được bọc một lớp kháng thể. Hiện nay, một nhóm khoa học thuộc trường đại học Standford (California) đã sử dụng kỹ thuật này để quét toàn thân chuột thí nghiệm nhằm xác định vị trí của khối u ung thư.

Trước khi chụp nội soi cắt lớp, người ta bọc các hạt nano vàng trong một lớp kháng thể ưa phân tử. Một khi những hạt nano vàng này được cấy vào bên trong cơ thể chuột, chúng sẽ dính chặt với bất kỳ tế bào nào có những phân tử mà kháng thể ưa thích, chẳng hạn như tế bào ung thư. Xác định được vị trí của những hạt nano cũng có nghĩa là xác định được vị trí của khối u vì nó làm thay đổi màu sắc của tia laser chiếu vào trong cơ thể.

Hạt nano có kích cỡ khác nhau sẽ làm thay đổi màu sắc ánh sáng laser theo mức độ khác nhau. Các nhà khoa học cũng sử dụng những kháng thể khác nhau để bọc hạt nano nhằm mục đích phát hiện nhiều loại bệnh khác nhau. Kết hợp dùng nhiều loại kháng thể để bọc nhiều hạt nano có nhiều kích cỡ, họ có thể tầm soát được nhiều cấu trúc hóa học khác nhau, chẳng hạn như nhiều loại tế bào ung thư khác nhau, chỉ  trong một lần chụp cắt lớp duy nhất.

Tuy nhiên, phương pháp mới này cũng có một nhược điểm là hiện chỉ tầm soát được khối u ác tính nằm dưới da chuột ở độ sâu 2mm. Nhóm khoa học đang tìm cách tăng mật độ hạt nano hoặc tăng cường độ tia laser để có thể phát hiện ra khối u nằm sâu hơn trong cơ thể nhưng không dám chắc họ sẽ đạt được bao nhiêu phần trăm thành công.

  • Tố Uyên (theo New Scientist)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Xuất hiện tiêu chảy cấp nguy hiểm ở 8 địa phương  (01/04/2008)
Đề nghị đưa vắcxin “5 trong 1” vào tiêm miễn phí  (01/04/2008)
Trà xanh giúp chống siêu vi khuẩn   (31/03/2008)
Hơn 1 triệu website lớn bị tấn công?   (31/03/2008)
VINASAT - 1: Cơ hội phát triển mới cho viễn thông nước nhà   (31/03/2008)
Phát hiện thêm đột biến gene gây ung thư ruột   (31/03/2008)
Trường tiểu học đầu tiên dạy thử nghiệm bằng giáo án điện tử   (31/03/2008)
Công nghệ cảm biến mới: Camera ở đầu móng tay giúp cảm nhận mọi vật bằng xúc giác  (30/03/2008)
Lò nướng thông minh nấu ăn thay bạn  (30/03/2008)
Cuộc chiến chống công chức say xỉn ở Trung Quốc  (28/03/2008)
Phát hiện ra các đột biến gene liên quan đến bệnh tâm thần phân liệt  (28/03/2008)
Lần đầu tiên bào chế được thuốc có khả năng chữa viêm gan C  (27/03/2008)
Phát hiện di cốt cổ nhất của loài người  (27/03/2008)
Coi chừng giun sán  (27/03/2008)
Kiểm soát 7 triệu chứng đau thông thường mà không dùng thuốc  (26/03/2008)