Tập trung phòng chống bệnh tay-chân-miệng
8:23', 15/5/ 2008 (GMT+7)

Đến nay, tỉnh ta vẫn chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh tay-chân-miệng (TCM). Nhưng, trước tình hình bệnh lây lan tại một số tỉnh thành và có nguy cơ bùng phát mạnh, ngành Y tế đã tập trung toàn lực phòng chống.

 

Năm 2006, bệnh tay-chân-miệng xuất hiện ở tỉnh ta. Do đó nguy cơ tái phát bệnh rất cao. Ảnh: T.Hiền

 

Thạc sĩ Trần Biểu, Phó giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) Dự phòng tỉnh, cho biết: “Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh TCM. Bệnh lây qua đường hô hấp, nhất là ở những nơi đông đúc như nhà trẻ, trường mẫu giáo, bệnh rất khó phát hiện nên công tác giám sát, phòng bệnh rất quan trọng”.

Trước tình hình này, Sở Y tế đã có công văn yêu cầu các đơn vị trực thuộc, triển khai ngay các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn cho nhân dân, đặc biệt là đội ngũ giáo viên, học sinh tại các nhà trẻ, trường học, thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, tránh mầm bệnh lây lan; giám sát, phát hiện kịp thời các trường hợp mắc bệnh đầu tiên, điều trị triệt để, không để lây lan thành dịch; chuẩn bị sẵn sàng thuốc, hóa chất, trang thiết bị, phương tiện và nhân lực; thanh kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm. Các cơ sở điều trị trong tỉnh chuẩn bị khu vực cách li, sẵn sàng tiếp nhận và điều trị bệnh nhân. Sở Y tế cũng đề nghị Sở GD-ĐT chỉ đạo hệ thống trường học, nhất là nhà trẻ, mẫu giáo thông báo cho cơ sở y tế khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh.

Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh đã cử người giám sát tại Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa, Bệnh viện Quân y 13, Bệnh xá Công an. Ngày 8.5, Trung tâm tổ chức lớp tập huấn cho đội vệ sinh phòng dịch các huyện, thành phố. Cũng trong tuần này, đội vệ sinh phòng dịch TP Quy Nhơn tiến hành đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn cho các nhà trẻ, mẫu giáo công lập trên địa bàn cách phòng bệnh, xử trí và khai báo bệnh.

Theo các nhà chuyên môn, bệnh TCM nếu nhẹ có thể tự khỏi sau 5 ngày, nhưng nếu nguyên nhân gây bệnh do virus Entero 71 thì trẻ rất dễ bị biến chứng lên não, màng não, gây co giật, gây viêm cơ tim, phù phổi, hôn mê… dẫn đến tử vong. Do đó, khi thấy trẻ có các triệu chứng: nổi những bóng nước màu xam xám, hay màu đỏ rải rác khắp cơ thể, tập trung nhiều nhất là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trong miệng, đầu gối, mông, sốt nhẹ, nôn ói, tiêu chảy… nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.

Thạc sĩ Biểu khuyến cáo: “Hiện nay, bệnh TCM chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, công tác phòng bệnh rất quan trọng: không nên cho trẻ đến trường học, nhà trẻ mẫu giáo khi có biểu hiện của bệnh và cần cách ly trẻ triệt để tại nhà khoảng 5-7 ngày, khử trùng nhà vệ sinh, đồ chơi của trẻ bằng Chloramin B 3-5%, vệ sinh ăn uống và cá nhân cho trẻ sạch sẽ. Đặc biệt, không nên dùng các biện pháp dân gian như đắp lá cây lên bóng nước, tránh gây bội nhiễm cho da”.

  • Hiền Lê
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nhận diện thủ phạm gây ra bệnh ung thư phổi có liên quan đến thói quen hút thuốc  (14/05/2008)
Chế tạo băng chống sẹo lồi  (14/05/2008)
Ăn xong buồn ngủ không chỉ là thói quen  (13/05/2008)
Hi vọng chữa được chứng tiền sản giật từ liệu pháp gene  (12/05/2008)
Trẻ nghe ngoại ngữ từ sớm sẽ học tiếng nhanh hơn  (12/05/2008)
Xây dựng thư viện điện tử cho 10 huyện, thành phố  (12/05/2008)
Bộ gene của nấm: Chìa khóa sản xuất năng lượng sạch?  (11/05/2008)
Chế thành công máy phát điện chạy bằng biogas  (11/05/2008)
Xuất hiện đợt nắng nóng gay gắt  (10/05/2008)
Chỉ 5% mũ bảo hiểm đạt chuẩn  (09/05/2008)
Bắt tay chặt để có cơ hội được tuyển dụng nhiều hơn  (09/05/2008)
Thiết bị trợ thính thông qua xương tăng gấp đôi khả năng nghe của người nặng tai  (08/05/2008)
Bánh mì ngon mà bổ  (08/05/2008)
576 tỷ đồng bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm  (08/05/2008)
Phát triển sản xuất hoa phong lan thương phẩm  (08/05/2008)