Bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng
13:33', 22/5/ 2008 (GMT+7)

Viêm loét dạ dày - tá tràng là bệnh khá phổ biến trong cộng đồng. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em. Ước lượng có khoảng 10% dân số thế giới bị viêm loét dạ dày tá tràng, trong đó loét tá tràng chiếm tỷ lệ gấp đôi loét dạ dày.

Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn  gây loét dạ dày thậm chí là ung thư. Mặt khác, một số yếu tố cũng dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng là tính di truyền trong đó viêm loét tá tràng có tính di truyền rõ hơn loét dạ dày. Những người bị stress, căng thẳng thần kinh quá mức… hay những người  uống rượu, hút thuốc nhiều cũng dẫn đến mắc bệnh. Đặc biệt, một số loại thuốc như aspirin, kháng viêm non - steroid và corticoid có thể gây loét dạ dày tá tràng hoặc làm loét nặng hơn.

Bác sĩ Bành Quang Khải, Trưởng khoa Nội, BVĐK TP Quy Nhơn, cho biết: “Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng tuy diễn tiến âm ỉ, kéo dài nhưng nếu không được điều trị sớm và đúng sẽ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu tại ổ loét, có thể rỉ rả kéo dài gây thiếu máu mạn hoặc chảy ồ ạt gây mất máu cấp, có thể trụy mạch, thủng ổ loét do ăn sâu vào thành dạ dày tá tràng, hẹp môn vị gây nôn mửa kéo dài, đáng chú ý ung thư hóa thường gặp do loét dạ dày và ổ loét trên 10 năm”.

Bệnh loét dạ dày-tá tràng thường có biểu hiện ợï hơi, ợ chua, đầy bụng, chậm tiêu, nóng rát sau xương ức, buồn nôn… đồng thời thấy đau ở vùng thượng vị, nếu người bệnh loét mặt sau có thể đau xuyên ra sau lưng. Mặt khác, sau khi ăn khoảng 30 phút đến 2 giờ, người bệnh cảm thấy đau, có thể đau quặn hoặc đau rát bỏng. Tuy nhiên, cơn đau có thể dịu đi khi dùng thuốc kháng acid. Mỗi đợt đau kéo dài 2 – 8 tuần, cách nhau vài tháng đến vài năm người bệnh bị tái phát lại tạo nên tính chu kỳ của bệnh loét. Đây cũng là bệnh có thể nhầm với một số bệnh như: chứng khó tiêu, ung thư dạ dày, viêm gan mật, sán lá gan…

Khi nghi ngờ mắc bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiêu hóa hoặc Nội tổng quát để được tư vấn về cách điều trị, chế độ ăn uống và sinh hoạt. Khi cần thiết bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân nội soi dạ dày tá tràng để chẩn đoán xác định ổ loét, vị trí, số lượng và tính chất ổ loét để có hướng điều trị thích hợp. Tuy nhiên, khi đã mắc viêm loét dạ dày – tá tràng nên điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, nếu người bệnh tự uống thuốc thì bệnh sẽ khó lành, dễ xảy ra biến chứng.

Để phòng bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng, cần rửa tay thường xuyên và đúng cách, rửa tay sạch trước khi chuẩn bị bữa ăn và không nên ăn thức ăn đã nấu sẵn nhưng không đảm bảo vệ sinh. Đồng thời, không ăn quá nhiều chất chua cay, không uống quá nhiều rượu bia, không hút thuốc lá, vì những chất này làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Khi cần dùng thuốc giảm đau, kháng viêm phải có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, tinh thần thoải mái là vấn đề quan trọng trong phòng bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng.

  • Phương Vy
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Lai tạo thành công giống dê F1Boer  (22/05/2008)
Lần đầu tiên một ca mổ khối u não đã sử dụng cánh tay robot  (21/05/2008)
Băng tan sẽ gây khủng hoảng lương thực toàn cầu  (20/05/2008)
Học càng cao, sống càng lâu  (20/05/2008)
Khí hậu Trái đất ấm lên làm giảm số lượng cơn bão nhưng cường độ bão mạnh hơn  (19/05/2008)
Phát hiện siêu tân tinh "sơ sinh" gần chúng ta  (18/05/2008)
Hi vọng mới bào chế được vaccine ngừa viêm màng não B  (16/05/2008)
Sự phát triển của trẻ và những câu truyện kể trước khi ngủ  (16/05/2008)
Vì sao phải dùng nước lạnh sơ cứu vết bỏng?  (16/05/2008)
Thiếu vitamin B, trẻ có thể không có vỏ não  (16/05/2008)
Ngân hàng dữ liệu vết cắn để truy bắt tội phạm  (15/05/2008)
Khẩn trương giám sát, xử lý ổ dịch bệnh chân tay miệng  (15/05/2008)
Lạm dụng… chụp “em-rai”  (15/05/2008)
Tập trung phòng chống bệnh tay-chân-miệng  (15/05/2008)
Nhận diện thủ phạm gây ra bệnh ung thư phổi có liên quan đến thói quen hút thuốc  (14/05/2008)