Loại vải mùng mới làm tăng tính năng chống muỗi
16:38', 27/5/ 2008 (GMT+7)

Một loại vải mùng mới chất liệu polymer có mắt lưới hình chữ thập giúp lưu giữ lâu hơn chất diệt côn trùng pyrethroid do Đức sản xuất đang được dùng thử nghiệm rộng rãi tại Ấn Độ và Tanzania.

Các loại vải mùng thông thường ngăn muỗi chui qua các ô mắt lưới nhưng không ngăn được loài côn trùng trung gian truyền bệnh sốt rét và sốt xuất huyết này đốt qua da của người nằm sát mùng. Mùng tẩm hóa chất diệt muỗi có thể khắc phục được nhược điểm này nhưng hóa chất thường có xu hướng bay hơi mất khỏi những loại mùng làm bằng chất liệu vải yarn thông thường. Vì vậy, hiệu quả chống muỗi chỉ kéo dài được vài tháng.

Công ty hóa chất của Đức BASF đã phát triển một loại vải mùng bằng chất liệu polymer có mắt lưới hình chữ thập vừa giúp lưu giữ hóa chất diệt muỗi không phai sau 25 lần giặt, đồng thời cho phép hóa chất này lan tỏa khắp bề mặt mắt lưới để “hạ gục” hầu như tất cả các con muỗi đậu vào mùng.

Hàm lượng hóa chất dùng để tẩm vào mùng không gây độc hại cho con người. Công ty BASF cho biết mùng rất an toàn với người sử dụng. Thậm chí khi một em bé ngậm phải vải mùng và mút cả đêm thì nó vẫn không sao.

  • Tố Uyên (theo New Scientist)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Các bữa ăn nhỏ không giúp bạn giảm cân  (27/05/2008)
Hình ảnh lịch sử truyền về từ sao Hỏa  (27/05/2008)
Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng tới 40 độ C  (26/05/2008)
Internet có thể cạn kiệt địa chỉ email trong 3 năm nữa  (25/05/2008)
Kết nối thị trường thẻ: Người tiêu dùng được lợi!  (25/05/2008)
Thép “sợi”- loại vật liệu mới không gãy khi gặp lạnh đột ngột  (23/05/2008)
Bộ Y tế hướng dẫn giám sát bệnh tay-chân-miệng  (23/05/2008)
Công nghệ cho phép gửi tiền qua thẻ ATM  (23/05/2008)
Từ não mèo đến cấy ghép “mắt điện tử” cho người mù không có dây thần kinh thị giác  (22/05/2008)
Làm giàu bằng... Internet  (22/05/2008)
Bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng  (22/05/2008)
Lai tạo thành công giống dê F1Boer  (22/05/2008)
Lần đầu tiên một ca mổ khối u não đã sử dụng cánh tay robot  (21/05/2008)
Băng tan sẽ gây khủng hoảng lương thực toàn cầu  (20/05/2008)
Học càng cao, sống càng lâu  (20/05/2008)