Dự báo động đất từ vũ trụ: Khả quan nhưng cũng lắm khó khăn
16:43', 28/5/ 2008 (GMT+7)

Cảnh đổ nát do động đất ở Tứ Xuyên (Trung Quốc)

Vụ động đất tại Tứ Xuyên (Trung Quốc) vừa qua một lần nữa cho thấy sinh mạng con người thật mong manh trước thiên nhiên.

Thiên tai luôn ập đến bất ngờ mặc dù con người không ngừng nghiên cứu, tìm kiếm nhiều biện pháp phòng chống và giảm thiểu thiệt hại, thương vong. Các nhà khoa học nhận thấy được phương pháp dự báo động đất từ mặt đất thực sự không đem lại hiệu quả cao và chủ đề dự báo động đất từ vũ trụ vì thế một lần nữa lại được hâm nóng.

Chuyên gia của Viện Nghiên cứu vũ trụ thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, Yury Zaitsev, nhận định địa chấn học truyền thống đã làm tốt nhất những gì có thể. Phương pháp này đôi khi cũng đưa ra một vài dự báo khá chính xác, nhưng đa phần là những dự đoán kiểu “California (Mỹ) sẽ bị phá hủy trong 30 năm tới”. Trong khi đó việc dự báo sớm từ vũ trụ có thể cung cấp nhiều dữ liệu chính xác về địa điểm, thậm chí cả thời điểm xảy ra thảm họa. Phần lớn các vụ động đất xảy ra trên hai rãnh hẹp dài, một rãnh bao quanh khu vực Thái Bình Dương, rãnh còn lại chạy từ vùng Azores tới Đông Nam Á. Ngoài ra, một số trận động đất cũng có thể xảy ra tại một số khu vực khác như 1/2 vùng Viễn Đông của Nga nằm trên khu vực nguy hiểm về địa chấn. Các trạm đo địa chấn tại đây có thể đưa ra những dự báo về tâm chấn trong tương lai, về độ sâu cũng như cường độ của chúng, tương đối chính xác. Tuy nhiên, dự báo về thời điểm xảy ra động đất thì các máy móc này “bó tay”.

Sự “ì ạch” của công tác dự báo động đất trong thập kỷ qua cho thấy dự báo động đất từ vũ trụ xem ra đơn giản và chính xác hơn nhiều. Sư ưu việt của phương pháp này là khả năng đo đạc địa hình quy mô lớn ở các khu vực nguy hiểm về địa chấn và dự đoán được thời điểm động đất xảy ra trước đó từ 1 đến 5 ngày. Một trong những nước tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu này là Nga. Phương pháp dự báo động đất của Nga dựa trên sự nghiên cứu những biến đổi của địa từ trường - gây ra những luồng điện từ trên trái đất.

Điện trường ở những nơi động đất sắp xảy ra thường có mật độ cao và gây ra các luồng điện từ cụ thể trong tầng điện ly của khí quyển. Do đó, việc đo đạc từ trường trên bề mặt trái đất có thể phát hiện ra những thay đổi khu vực giúp cho việc tiên đoán động đất sẽ xảy ra. Năm 1979, dự báo động đất từ vũ trụ đã đạt bước đột phá khi Liên Xô phóng vệ tinh Intercosmos-19 vào quỹ đạo. Vệ tinh này đã phát hiện ra những tiếng động bất thường có tần số thấp trong một khu vực rộng lớn gần tâm chấn của một trận động đất xảy ra vài giờ sau đó. Phát hiện này đã được ghi nhận là phát hiện của Liên Xô và sau này đã được các tàu vũ trụ xác nhận.

Tuy nhiên, ghi lại các hiện tượng là một công việc cực kỳ phức tạp. Nó bao gồm sự theo dõi liên tục từ vệ tinh đối với các khu vực có nguy cơ cao về động đất cũng như các nghiên cứu vạch ranh giới thường xuyên bởi vì biến đổi vạch ranh giới có thể chỉ ra một trận động đất xuất hiện. Rất nhiều nước, trong đó có Nga, hiện vẫn đang nghiên cứu mối liên hệ giữa động đất và tầng điện ly, song kết quả nghiên cứu chưa được như mong đợi.

Năm 2001, các nhà khoa học Nga đã thiết kế hệ thống Vulcan dùng để quan sát, dự báo thiên tai và tai nạn công nghiệp, nằm trong Chương trình vũ trụ liên bang 2001 - 2005. Lần lượt vào các năm 2001, 2002 - 2003 và 2006, các vệ tinh COMPASS, Meteor-3M và COMPASS-2 được phóng vào quỹ đạo để giám sát trái đất, thu thập những báo hiệu có thể có của động đất và các số liệu cần thiết. Mặc dù có nhiều trục trặc khiến nghiên cứu bị gián đoạn nhưng kết quả khá khả quan khi các dự báo từ vũ trụ của Meteor-3M đã dự đoán chính xác 44 trên tổng số 47 vụ động đất được ghi nhận.

. Theo SGGP

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nỗ lực của các web tìm kiếm Việt  (27/05/2008)
Một đời sống xã hội phát triển phong phú có tác dụng kéo dài tuổi thọ như thế nào?  (27/05/2008)
Lần đầu tiên hoàn tất giải mã chuỗi ADN của phụ nữ  (27/05/2008)
Loại vải mùng mới làm tăng tính năng chống muỗi  (27/05/2008)
Các bữa ăn nhỏ không giúp bạn giảm cân  (27/05/2008)
Hình ảnh lịch sử truyền về từ sao Hỏa  (27/05/2008)
Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng tới 40 độ C  (26/05/2008)
Internet có thể cạn kiệt địa chỉ email trong 3 năm nữa  (25/05/2008)
Kết nối thị trường thẻ: Người tiêu dùng được lợi!  (25/05/2008)
Thép “sợi”- loại vật liệu mới không gãy khi gặp lạnh đột ngột  (23/05/2008)
Bộ Y tế hướng dẫn giám sát bệnh tay-chân-miệng  (23/05/2008)
Công nghệ cho phép gửi tiền qua thẻ ATM  (23/05/2008)
Từ não mèo đến cấy ghép “mắt điện tử” cho người mù không có dây thần kinh thị giác  (22/05/2008)
Làm giàu bằng... Internet  (22/05/2008)
Bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng  (22/05/2008)