Thuốc bào chế từ cây ngải tây theo phương pháp lên men-hướng điều trị mới đối với bệnh sốt rét
16:29', 4/6/ 2008 (GMT+7)

Sinh mạng của hơn 1 triệu trẻ em chết vì bệnh sốt rét mỗi năm có thể sẽ được cứu sống bằng một kỹ thuật bào chế thuốc mới dựa vào phương pháp chữa trị bệnh bằng cây cỏ của Đông y Trung Quốc vốn đã ra đời cách đây hơn 2.000 năm.

Cây ngải tây ngọt-nguồn dược liệu bào chế thuốc trị sốt rét artemisinin

Hôm 3.6, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loại thuốc có khả năng là sản phẩm đầu tiên mở ra hướng bào chế dược liệu bằng cách sử dụng “vi sinh vật tổng hợp”. Trong phương pháp bào chế mới này, các vi khuẩn đã bị biến đổi gene thông qua việc cấy ghép chromosome nhân tạo hay còn gọi là gene “cassette” sẽ được nuôi trong các thùng lên men khổng lồ cao 3 tầng, rộng bằng một thị trấn. Mục đích của việc này là tạo ra một lượng thuốc đủ lớn để cung cấp cho toàn bộ bệnh nhân sốt rét trên toàn thế giới (khoảng 500 triệu người) trong vòng 2 năm chỉ bằng một mẻ lên men duy nhất. Đồng thời, chi phí sản xuất thuốc chỉ bằng 1/10 so với chi phí sản xuất thuốc trị sốt rét hiện nay.

Thuốc mới, artemisinin, có thành phần chủ yếu dựa vào trích xuất từ cây ngải apxin Trung Quốc hay còn gọi là cây ngải tây ngọt. Loài cây này đã được sử dụng làm thuốc trị sốt rét ở Trung Quốc từ ít nhất là vào thế kỷ 2 trước Công nguyên.

Artemisinin đã được trích xuất thử nghiệm từ lá và hoa khô của cây ngải tây ngọt. Tuy nhiên, chi phí cho một đợt chữa trị bằng loại thuốc này là quá cao (hơn 2 USD) so với nhiều bệnh nhân bị sốt rét ở các nước đang phát triển.

90% trong số 1-3 triệu người chết vì sốt rét mỗi năm trên thế giới là trẻ em dưới 5 tuổi.

Cách sản xuất thuốc artemisinin là tiêm chục gene tổng hợp vào một thùng ủ men. Gene “cassette” này sẽ kiểm soát các phản ứng hóa sinh sinh ra chất tiền artemisinic axit. Chất này sau đó sẽ chuyển thành hoạt chất cuối cùng là  artemisinin.

Bào chế artemisinin trong thùng ủ men vi sinh sống tạo ra cơ hội thay đổi cấu trúc sinh học của artemisinin, cho phép trị được bất kỳ một dòng vi trùng sốt rét kháng artemisinin nào xuất hiện trong tương lai.

Các nhà khoa học hi vọng thông qua việc bào chế artemisinin bán tổng hợp ở qui mô công nghiệp bằng một mẻ ủ men duy nhất, họ có thể kéo giá thành sản xuất thuốc trị bệnh sốt rét thấp hơn 20% và biến loại thuốc trích xuất từ cây ngải tây ngọt theo phương pháp mới thành thuốc trị sốt rét rẻ nhất mà hiệu quả nhất trên thị trường tân dược thế giới.

Quá trình ủ cũng giống như quá trình lên men bia nhưng khác ở một điểm là có thêm 12 gene tổng hợp.

Nghiên cứu tiên phong này được Quỹ Bill&Melinda tài trợ 42,6 triệu USD. Công ty dược phẩm nổi tiếng của Pháp là Sanofi Aventis đang xúc tiến xây dựng một lò ủ men sinh học ở châu Âu vào năm 2010 nhằm sản xuất thuốc artemisinin hàng loạt.

Lò ủ men sẽ có sức chứa khoảng 50.000-100.000 lít và sẽ cho ra một lượng thuốc đủ để cung cấp cho 500 triệu người bị bệnh sốt rét trên toàn thế giới.

Thuốc artemisinin được cho là có hiệu quả cắt đứt hoàn toàn vòng đời phát triển của ấu trùng sốt rét trong cơ thể người nếu được dùng kết hợp với các loại thuốc chống sốt rét khác.

  • Tố Uyên (theo New Scientist)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Công nghệ wimax sẽ đẩy lùi công nghệ wifi trong tương lai  (04/06/2008)
Phương pháp điều trị mới giảm 35% nguy cơ ung thư vú  (04/06/2008)
Nước nho giúp cải thiện trí nhớ  (04/06/2008)
Cấp máy "xử lý nước biển thành nước ngọt" cho ngư dân  (03/06/2008)
Cấy ghép xương nhân tạo từ tính-kỹ thuật mới tạo độ bền trong ngành phục hồi chức năng  (03/06/2008)
Tuy Phước: Có 5 trường hợp trẻ em mắc bệnh tay chân miệng  (03/06/2008)
Phải cứu Biển Hồ Campuchia  (02/06/2008)
Giấy nano kim loại-vật liệu siêu thấm dầu loang  (02/06/2008)
Tàu con thoi Discovery được phóng vào vũ trụ   (01/06/2008)
Giấc mơ cánh diều   (31/05/2008)
Đồ chơi cho trẻ - chuyện không hề nhỏ   (30/05/2008)
Ngày vui của những em nhỏ mồ côi   (30/05/2008)
Con gái đang trở nên học giỏi toán như con trai đồng thời vẫn học ngôn ngữ tốt hơn   (30/05/2008)
2 loại vi khuẩn phổ biến liên quan đến việc đột tử ở trẻ sơ sinh   (30/05/2008)
Động đất Trung Quốc có thể ảnh hưởng dây chuyền đến Việt Nam   (30/05/2008)