Một hang cầy đã được phát hiện tại vùng đất cổ ngập nước của một con sông rộng ở Nam Cực. Cái hang này được xác định là đã tồn tại rất lâu trước khi khủng long xuất hiện trên Trái đất.
|
Nhà cổ sinh vật học Christian Sidor đang khai quật hang động vật cổ | Hang gần như được giữ nguyên vẹn nhờ nước lũ đã bồi cát vào bên trong nó, tạo thành một sơ đồ hang sâu 35cm, rộng 16cm. Thậm chí, các vết móng vuốt của con vật đào hang vẫn còn lưu lại trên tường hang.
Nhà cổ sinh vật học Christian Sidor thuộc trường đại học Washington (Mỹ) cho rằng cái hang nói trên là của con Thrinaxodon, một loài bò sát giống con lửng nhỏ (giống như chồn) nhưng có mối liên quan chặt chẽ tới động vật có vú.
Giả thiết thứ hai là một loài bò sát giống thằn lằn có tên Oprocolophon. Xương của hai loài Thrinaxodon và Oprocolophon đã được phát hiện ở Nam Cực và Nam Phi.
Cái hang 245 triệu năm tuổi là bằng chứng cổ nhất chứng minh sự hiện diện của động vật bốn chân tại Nam Cực. Nó xuất hiện vào cuối kỷ Permi. Thời đó, khí hậu tại Nam Cực ôn hòa hơn bây giờ nhưng dù sao môi trường tại đó cũng vẫn có chút khắc nghiệt.
Có thể con vật bốn chân đã đào hang để trú ẩn qua mùa đông lạnh lẽo tại Nam Cực.
-
Tố Uyên (theo New Scientist)
|