|
Mạch máu trước và sau khi bị cắt đứt bằng liệu pháp quang chức năng (PDT) |
Các nhà nghiên cứu người Anh, Mỹ và Canada đã tiến hành thử nghiệm trên chuột một phương pháp cắt đứt mạch máu nuôi tế bào bị bệnh ở một số loại bệnh ung thư hay bệnh mắt phổ biến.
Phương pháp này được gọi là liệu pháp quang chức năng (photodynamic therapy-PDT). Người ta tiêm một hợp chất nhạy sáng vào mô tế bào bị bệnh rồi phơi hợp chất này dưới ánh sáng laser để kích hoạt một loại oxy năng lượng cao vốn rất độc đối với các tế bào.
Rất khó sử dụng PDT chuẩn để vừa tiêu diệt các tế bào bị bệnh hiệu quả vừa không làm ảnh hưởng đến các mô lành xung quanh. Ngoài ra, tia laser cần phải được chiếu tập trung trong một khoảng rộng 1cm vào mô tế bào.
Hợp chất mới do nhà nghiên cứu Brian Wilson thuộc trường đại học Toronto (Canada) cùng các đồng nghiệp phát minh ra có khả năng khắc phục được cả hai nhược điểm trên của PDT chuẩn.
Mỗi phân tử thuốc mới có thể hấp thụ được 2 hạt photon trong khi PDT chuẩn chỉ hấp thụ được một hạt photon. Điều này có nghĩa là các bác sĩ phẫu thuật bằng tia laser tốn ít công sức hơn trong các thao tác mổ.
Hơn nữa, nhờ đó mà người ta có thể dùng tia hồng ngoại gần có năng lượng thấp tùy vào từng loại mô tế bào cụ thể khác nhau. (Tia hồng ngoại gần có năng lượng thấp có khả năng xuyên vào tế bào sống sâu gấp 2-3 lần tia hồng ngoại chuẩn). Điều này cho phép ứng dụng PDT nhiều hơn.
Ứng dụng gần như tức thời của PDT là cắt đứt các mạch máu không mong muốn trong phẫu thuật chữa đục thủy tinh thể vì liên quan đến tuổi cao (AMD). Nó còn có thể sẽ được dùng để trị một số bệnh ung thư, lĩnh vực điều trị đòi hỏi độ chính xác cao.
|