Miếng dán vaccine ngừa tiêu chảy trên da dành cho người hay đi du lịch
15:13', 13/6/ 2008 (GMT+7)

Một loại miếng dán da mới chứa chất tiêu diệt vi khuẩn E.coli đã được phát triển với mục đích giúp những người hay đi du lịch hay công tác khỏi bị tiêu chảy. Kết quả thử nghiệm cho thấy mức độ thành công ban đầu là khả quan.

Thậm chí ngay trong khi bệnh tiêu chảy đang xảy ra, thuốc trong miếng dán cũng giúp cho tình trạng bệnh ít nghiêm trọng hơn và thời gian chịu đựng sự khổ sở vì bệnh tật cũng được rút ngắn hơn.

Ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn E.coli là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy đối với những người đi xa. Bệnh tiêu chảy ở những đối tượng này thường kéo dài từ 4-5 ngày, có kèm theo cảm giác buồn nôn, đầy hơi rồi sau đó là hiện tượng ói mửa và mất nước.

Trước khi xuất hiện miếng dán chứa vaccine ngừa tiêu chảy do tập đoàn IOMAI ở Maryland (Mỹ) sản xuất, chưa có một loại vaccine ngừa tiêu chảy nào dành cho người đi xa. Người bệnh buộc phải nằm nghỉ tại chỗ và được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Phát minh trên thực sự là một đột phá lớn trong lĩnh vực phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Để chắc chắn có hiệu quả, cần phải dán 2 liều vaccine. Vaccine sẽ ngấm vào hệ thống miễn dịch hiệu nghiệm của da. Hệ thống miễn dịch này sẽ phản ứng mạnh mẽ ngay với vaccine.

Vaccine có hiệu nghiệm nhất khi được dán trong vòng 2 tuần trước khi đi xa.

Trong giai đoạn thử nghiệm lần 2, các nhà nghiên cứu đã phát ngẫu nhiên miếng dán và giả dược cho 178 người Mỹ có dự định đi du lịch tới Mexico hay Guatemala. 24 trong số 111 người dùng giả dược bị mắc bệnh tiêu chảy. 11/24 người đó bị tiêu chảy vì nhiễm khuẩn E.coli.  Trong số 59 người dán vaccine, có 12 người bị tiêu chảy nhưng trong 12 này chỉ có 3 người bị tiêu chảy vì nhiễm E.coli. Nhóm dùng giả dược cũng có tỉ lệ bị tiêu chảy vừa đến nặng cao hơn (21%) so với nhóm sử dụng miếng dán vaccine (5%).

Trong số những bệnh nhân bị tiêu chảy nặng, miếng dán tỏ ra hiệu quả khoảng 84% thời gian.  Người có dùng miếng dán mau hết bệnh hơn (chỉ đau trong nửa ngày) người dùng giả dược (đau hơn 2 ngày).

Vì các thành phần trong vaccine quá độc nên không thể uống, hít hay tiêm mà chỉ có thể dán cho thấm qua da.

Vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm lần 3. Các nhà nghiên cứu hi vọng sẽ chính thức cho lưu hành rộng rãi vaccine này vào năm 2011.

  • Tố Uyên (theo Healthday)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Thuốc nhạy laser cắt đứt mạch máu trong nháy mắt-hi vọng chữa bệnh mắt và ung thư  (13/06/2008)
4 chú ý khi vận động ở tuổi 40  (13/06/2008)
Cây mọc từ hạt 2.000 năm tuổi  (13/06/2008)
Lần đầu tiên tình cờ chụp được ảnh trứng rụng ở người  (12/06/2008)
Tiểu cầu thủy tinh vận chuyển hydro, phân phát thuốc, lọc khí và phát hiện hoạt động phát triển hạt nhân  (12/06/2008)
Vaccine phòng cúm gia cầm mới an toàn, hiệu quả và bào chế nhanh chóng hơn  (12/06/2008)
Bệnh sán lá gan lớn vẫn “nóng”  (12/06/2008)
Tiện lợi - hiệu quả  (12/06/2008)
Hút thuốc có liên quan đến chứng mất trí nhớ ở tuổi trung niên  (11/06/2008)
Phát hiện phương thức lúa hấp thụ arsen  (11/06/2008)
“Ông bà Smith” vung tiền mua sắm trang bị cho căn phòng của cặp con song sinh sắp chào đời  (10/06/2008)
Chân dung kẻ cuồng sát ở Nhật  (10/06/2008)
Vệ tinh không gian nhỏ gọn thế hệ mới chạy bằng năng lượng từ trường của Trái đất  (10/06/2008)
Thanh thiếu niên sử dụng điện thoại di động nhiều sẽ bị mất ngủ  (10/06/2008)
Thiết bị gene-hướng mới tiềm năng trong công nghệ lọc nước  (10/06/2008)