Bàn phím vi tính biết tự cảnh báo người dùng về mức độ bẩn của nó
10:11', 17/6/ 2008 (GMT+7)

Đèn đỏ sẽ bật sáng khi bàn phím “kháng viêm” cần phải được lau chùi và sẽ tắt sau khi bàn phím đã được làm vệ sinh sạch sẽ

Các chuyên gia sức khỏe của bệnh viện thuộc trường đại học London (Anh) đã chi khoảng 1 triệu bảng Anh cho công trình nghiên cứu một loại bàn phím vi tính chống lại siêu vi trùng gây bệnh – bàn phím “kháng viêm”.

Thiết kế của bàn phím mới cho phép người dùng lau chùi dễ dàng hơn so với thiết kế của bàn phím truyền thống. Nó cũng có một cái chuông báo động để thông báo với người sử dụng khi nào cần phải lau chùi bàn phím sạch sẽ.

Bàn phím “kháng viêm” bằng silicone phẳng sẽ được đưa vào sử dụng ở khắp các bệnh viện thuộc trường đại học London tại nước Anh.

Nhà vi trùng học, tiến sĩ Peter Wilson là người đã có công phát triển loại bàn phím mới này. Tháng trước, ông đã có một bài báo cáo cho biết mức độ bẩn trung bình của bàn phím cao hơn gấp 5 lần so với bệ xí nhà vệ sinh. Các miếng gạc dùng để lau bàn phím tại các bàn làm việc trong văn phòng và bệnh viện có mật độ vi khuẩn, vi trùng cao gấp 150 lần so với giới hạn cho phép.

Vị giáo sư tiến sĩ nói: “Nếu một ai đó trong văn phòng của bạn bị cảm hay bị bệnh đường ruột, bạn cần phải xem lại nguyên nhân xuất phát từ bàn phím của người đó”.

Trường đại học London đã chi hơn 1,6 tỉ bảng Anh/năm cho công tác chống nhiễm khuẩn.

Đã có một phong trào rộng lớn khuyến khích các y tá và bác sĩ rửa tay giữa các lần thăm khám cho bệnh nhân. Tuy nhiên, vẫn có một vấn đề tồn tại là các nhân viên y tế đã phát tán mầm bệnh gây viêm nhiễm một cách vô tình bằng cách chạm vào bàn phím dơ, đầy rẫy vi trùng, vi khuẩn rồi chạm vào một bề mặt khác.

Nghiên cứu của các nhà vi trùng học cho thấy tỉ lệ vi khuẩn sống trên bàn phím mới thấp hơn 70% so với bàn phím cũ nếu chúng được lau chùi 12 tiếng/lần.

Bàn phím kiểu truyền thống là vật có nguy cơ trở thành nguồn lây nhiễm cao vì chúng chứa vi khuẩn, vi trùng và không thể lau sạch bằng nước hay chất lỏng khác. Bàn phím kiểu mới có những bộ phận cảm ứng ẩn giúp đảm bảo bề mặt của bàn phím đã được lau sạch đúng cách bằng cồn.

Bộ phận chuông báo động được thiết kế đi cùng với hệ thống đèn báo động tự động bật sau mỗi 3 tiếng hoặc 12 tiếng.

Bàn phím còn được phủ một lớp hóa chất kháng khuẩn

  • Tố Uyên (theo Daily Mail)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Bình Định tiếp tục nắng nóng gay gắt trong 3 - 4 ngày tới  (17/06/2008)
5 bài tập đơn giản cho trí não minh mẫn suốt đời  (16/06/2008)
Năm nay có thể nhiều bão hơn mọi năm  (16/06/2008)
Sự hồi phục kỳ diệu của cậu bé sinh ra chỉ nhỏ bằng một nửa người chị song sinh  (16/06/2008)
Phần mềm theo dõi trực tuyến lịch tiêm chủng của trẻ  (16/06/2008)
“Kim loại” dẫn điện được tạo ra từ nhựa ép  (16/06/2008)
6 bài thuốc dân gian chữa mất ngủ  (15/06/2008)
Miếng dán vaccine ngừa tiêu chảy trên da dành cho người hay đi du lịch  (13/06/2008)
Thuốc nhạy laser cắt đứt mạch máu trong nháy mắt-hi vọng chữa bệnh mắt và ung thư  (13/06/2008)
4 chú ý khi vận động ở tuổi 40  (13/06/2008)
Cây mọc từ hạt 2.000 năm tuổi  (13/06/2008)
Lần đầu tiên tình cờ chụp được ảnh trứng rụng ở người  (12/06/2008)
Tiểu cầu thủy tinh vận chuyển hydro, phân phát thuốc, lọc khí và phát hiện hoạt động phát triển hạt nhân  (12/06/2008)
Vaccine phòng cúm gia cầm mới an toàn, hiệu quả và bào chế nhanh chóng hơn  (12/06/2008)
Bệnh sán lá gan lớn vẫn “nóng”  (12/06/2008)