Trẻ em dưới 12 tuổi không nên dùng ĐTDĐ !
15:20', 18/6/ 2008 (GMT+7)

Trẻ em dưới 12 tuổi không nên áp trực tiếp ĐTDĐ vào tai.

Mới đây, các nhà khoa học và bác sĩ về ung thư của nhiều quốc gia đã đưa ra lời kêu gọi đối với các bậc phụ huynh rằng: Không nên cho trẻ em dưới 12 tuổi sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) !

Các nhà khoa học cho biết: “Bộ não của trẻ em ở tuổi này vẫn còn đang trong quá trình phát triển nên dễ bị tổn thương bởi các tia bức xạ của ĐTDĐ”.

Bác sĩ David Servan Schreiber (47 tuổi, ông đồng thời tham gia giảng dạy và làm việc tại đại học tổng hợp Lyon của Pháp và Pittsburgh của Mỹ) và là một trong những bác sĩ nổi tiếng của Pháp đã đưa ra lời cảnh báo công khai về tác hại của ĐTDĐ đối với quá trình phát triển của bộ não ở trẻ em.

Với sự giúp đỡ của 20 nhà khoa học khác đến từ Pháp, Ý, Hà Lan và Mỹ, ông đã khuyến cáo tất cả các bậc làm cha làm mẹ như sau: “Không nên cho trẻ em dưới 12 tuổi sử dụng ĐTDĐ, trừ trường hợp khẩn cấp”. Khoảng cách an toàn phải là 1 mét.

Cách đây vài năm, các chuyên gia của Đức cũng đã đưa ra lời cảnh báo rằng, trẻ em vị thành niên không nên áp ĐTDĐ trực tiếp vào tai mà nên dùng tai nghe. Tiến sĩ Heinrich Eder (64 tuổi, chuyên gia về tia bức xạ) cho biết: “Như vậy thì tác hại sẽ ít hơn vì ăng ten của ĐTDĐ không áp trực tiếp vào đầu”.

Theo tiến sĩ Heinrich Eder thì tác hại của ĐTDĐ đến bộ não của trẻ em là rất cao bởi:  “Xương hộp sọ của trẻ em từ 4 tuổi trở lên đã phát triển hoàn thiện nhưng kích thước của hộp sọ vẫn còn quá nhỏ”.

Mặc dù vậy, tác hại của sóng ĐTDĐ đến con người hiện vẫn còn nhiều tranh cãi. Một nghiên cứu đầy đủ và toàn diện để đưa ra những kết luận về sự liên quan của nó với căn bệnh ung thư là rất cần thiết vào thời điểm hiện nay.

Một khía cạnh khác là: Ảnh hưởng của sóng ĐTDĐ đến tim mạch, hệ miễn dịch và hệ thần kinh sẽ ra sao ? Về vấn đề này, tiến sĩ Heinrich Eder đã viết trên tạp chí chuyên ngành như sau: “Sóng của ĐTDĐ đã ảnh hưởng tới quá trình phân bào ở động vật”.

Nhưng cơ quan về an toàn bức xạ của Đức đã căn cứ vào một nghiên cứu mới đây để kết luận rằng: Sóng của ĐTDĐ không ảnh hưởng tới những người trưởng thành, ĐTDĐ hay điện thoại không dây không phải là nguyên nhân gây ra các khối u ở trong não, chứng đau đầu hay mất ngủ.

Có lẽ ĐTDĐ sẽ gây ra những hậu quả về lâu dài, đặc biệt là đối với trẻ em. Nhưng vấn đề này cần phải được nghiên cứu và giải thích đầy đủ hơn nữa.

Vậy có nên cấm trẻ em sử dụng ? Câu hỏi này đã được tiến sĩ Heinrich Eder trả lời như sau: “Trên thực tế thì vấn đề này vẫn chưa được khẳng định một cách chắc chắn. Nhưng chúng tôi bảo vệ quan điểm rằng, trẻ em nên sử dụng tai nghe để giảm thiểu các tác hại của tia bức xạ khi sử dụng ĐTDĐ”. 

. Theo TPO

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Xe hơi có vỏ làm bằng vải  (18/06/2008)
Quan điểm xã hội ít có tác động đến quyết định chọn bạn đời của một người trưởng thành  (18/06/2008)
Ngày 1.8: Việt Nam có thể quan sát được nhật thực toàn phần  (18/06/2008)
Rượi vang đỏ giúp chống béo phì  (17/06/2008)
Làm việc quá giờ dễ gây tâm trạng chán nản và lo lắng  (17/06/2008)
Chất coca tổng hợp làm chậm quá trình phát triển của khối u ác tính  (17/06/2008)
Tìm thấy bằng chứng sự sống có nguồn gốc ngoài Trái đất  (17/06/2008)
Bàn phím vi tính biết tự cảnh báo người dùng về mức độ bẩn của nó  (17/06/2008)
Bình Định tiếp tục nắng nóng gay gắt trong 3 - 4 ngày tới  (17/06/2008)
5 bài tập đơn giản cho trí não minh mẫn suốt đời  (16/06/2008)
Năm nay có thể nhiều bão hơn mọi năm  (16/06/2008)
Sự hồi phục kỳ diệu của cậu bé sinh ra chỉ nhỏ bằng một nửa người chị song sinh  (16/06/2008)
Phần mềm theo dõi trực tuyến lịch tiêm chủng của trẻ  (16/06/2008)
“Kim loại” dẫn điện được tạo ra từ nhựa ép  (16/06/2008)
6 bài thuốc dân gian chữa mất ngủ  (15/06/2008)