|
Bầu trời mà chúng ta "thấy" có hình cái bát, khiến cho trăng ở chân trời trông to hơn trăng trên đỉnh đầu, kỳ thực không phải. Trên biểu đồ, với bầu trời "thực", mặt trăng ở vị trí nào cũng như nhau. Ảnh: NASA. |
Đêm nay (18.6, rằm tháng 5), nếu nhìn lên bầu trời đêm, bạn sẽ có cơ hội ngắm một ông Trăng "to đùng" - kết quả của một ảo giác mạnh, hiếm có.
Khi trăng tròn vào xuất hiện trong đêm nay, nhiều người sẽ lầm tưởng nó lớn khác thường khi nằm gần đường chân trời. Thực tế, đó chỉ là ảo giác. Mặt trăng khi ở gần đường chân trời chẳng hề to hơn khi ở trên đầu chúng ta.
Ảo giác này đặc biệt dễ nhận ra vào thời điểm "trăng hạ chí", tức là 2 ngày trước khi mùa hè bắt đầu ở Bắc bán cầu.
Lý do của việc này, theo NASA, nằm ở cơ chế của mặt trăng: Mặt trời và trăng tròn giống như hai đứa trẻ chơi trò bập bênh, khi một đứa ở trên cao, đứa kia sẽ xuống thấp. Trong tuần này, mặt trời hạ chí dâng cao khiến cho chúng ta thấy trăng nằm thấp, to tướng ở đường chân trời, và ảo giác này rất mạnh, kéo dài lâu.
Và đây là cơ chế của ảo giác đó: Tư duy của bạn luôn tin rằng mọi thứ ở đường chân trời thì nằm xa hơn ở đỉnh đầu, vì bạn đã quen với việc nhìn những đám mây chỉ ở cách đỉnh đầu vài dặm, nhưng các đám mây ở đường chân trời có thể thực tế cách xa hàng trăm dặm. Do vậy nếu chúng ta nghĩ rằng thứ gì đó (mặt trăng chẳng hạn) nằm xa hơn, mà thực tế lại không như vậy, thì nó sẽ trông sẽ to hơn.
Nếu bạn nghi ngờ, hãy thử mình kiểm chứng lại. Đi ra ngoài lúc trăng lên với một vật nhỏ, chẳng hạn cục tẩy bút chì. Nắm nó bằng tay khi trăng lên và so sánh kích cỡ mặt trăng với cục tẩy. Lặp lại thí nghiệm 1 hoặc 2 giờ sau khi trăng lên cao trên đỉnh đầu.
. Theo VnExpress |