Tìm ra phương pháp màu hóa ảnh chụp cộng hưởng từ
16:42', 20/6/ 2008 (GMT+7)

Một bác sĩ đang nghiên cứu hình ảnh chụp bằng phương pháp cộng hưởng từ.

Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra một phương pháp “nhuộm” màu cho các ảnh chụp y khoa từ phương pháp cộng hưởng từ (MRI). Qua việc cải thiện chất lượng và độ nhạy của hình ảnh, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh chính xác hơn rất nhiều.

Công nghệ chụp cộng hưởng từ dùng từ trường và sóng vô tuyến để thu các hình ảnh được phân chia theo các mặt cắt của các bộ phận, các cấu trúc bên trong cơ thể. Một số tác nhân hóa học có tình tương phản cao giúp tăng chất lượng của các hình ảnh, tuy nhiên, thông thường chúng chỉ hiển thị với màu xám xịt.

Ông Gary Zabow, thuộc Viện tiêu chuẩn và công nghệ Mỹ, người chủ trì nghiên cứu nói: Khi chuyển các vật thể sang các màu khác nhau, chúng ta có thể thu được thêm rất nhiều thông tin về chúng so với khi chúng chỉ ở hai màu đen và trắng.

Chúng ta có thể hình dung, một tế bào bình thường có màu xanh và một tế bào ung thư có màu đỏ. Ta có thể theo dõi các tế bào này trong cơ thể và xem xét cách thức hoạt động của chúng.

Thay vì sử dụng các tác nhân hóa học hiển thị thông thường để cải thiện chất lượng các hình ảnh chụp cộng hưởng từ, Zabow và các đồng sự đã chế tạo ra các nam châm nhỏ xíu (được làm bằng các phương pháp tương tự mà các nhà sản xuất chip tạo ra chip máy tính tiên tiến). Bằng cách điều chỉnh hình dạng vật lý của các nam châm, họ có thể điều chỉnh các tín hiệu tần số vô tuyến tạo ra hình ảnh. Tín hiệu tần số vô tuyến sau đó được chuyển đổi sang dạng 7 sắc cầu vồng bằng máy tính.

Ông Zabow cho biết, các nhà khoa học có thể chủ động chuyển hình ảnh sang màu mà họ muốn, đơn giản chỉ bằng việc chuyển đổi hình dạng của các phiến nam châm.

Mỗi mảnh nam châm cực nhỏ đều bao gồm hai đĩa nhỏ tròn gắn trên mặt, ở giữa có một khe nhỏ. Khi cho nước chảy qua các đĩa này, các hạt proton ở giữa các phân tử hydrogen của nước chuyển đổi những tín hiệu tần số vô tuyến.

Ông Zabow nghĩ rằng, kiểu dáng của các mảnh nam châm có thể khiến chúng dễ tùy biến hơn so với các tác nhân hóa học thông thường dùng để hiển thị hình ảnh chụp cộng hưởng từ vốn được tạo ra sau một quá trình tổng hợp hóa học.

Ông và các đồng sự tại Viện tiêu chuẩn và công nghệ Mỹ, Viện Y học Mỹ tạo được các nam châm tí hon mà không có chất nikel- một loại vật chất độc hại đối với con người.

Ông Zabow cho rằng, những khám phá hiện mới chỉ ở giai đoạn rất sớm và để thử nghiệm ở trên người còn phải mất một quá trình dài. “Những gì chúng tôi đang tiến hành chỉ đơn giản là thể hiện một ý tưởng mới!”.

. Theo Nhân Dân

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nghề báo: Nghề chọn người  (19/06/2008)
Lần đầu tiên chữa ung thư da bằng tế bào nhân bản vô tính của chính bệnh nhân  (19/06/2008)
Phụ nữ khó cưỡng lại đàn ông đểu  (19/06/2008)
Hàn Quốc nhân bản vô tính thành công chó biết phát hiện bệnh ung thư  (19/06/2008)
Thuốc lá điện tử Gamucci giúp thỏa mãn cơn thèm thuốc lá mà không hại sức khỏe  (19/06/2008)
Bệnh lồng ruột ở trẻ em  (19/06/2008)
Toshiba giới thiệu máy vi tính xách tay đời mới nhẹ nhất thế giới  (18/06/2008)
Tiểu đường và trầm cảm luôn đi cùng với nhau  (18/06/2008)
Viêm động mạch ở não dễ dẫn đến mù lòa  (18/06/2008)
Đêm nay, đừng bỏ lỡ cơ hội ngắm ảo giác trăng to  (18/06/2008)
Trẻ em dưới 12 tuổi không nên dùng ĐTDĐ !  (18/06/2008)
Xe hơi có vỏ làm bằng vải  (18/06/2008)
Quan điểm xã hội ít có tác động đến quyết định chọn bạn đời của một người trưởng thành  (18/06/2008)
Ngày 1.8: Việt Nam có thể quan sát được nhật thực toàn phần  (18/06/2008)
Rượi vang đỏ giúp chống béo phì  (17/06/2008)