4 cách khơi dậy niềm say mê thể thao nơi con trẻ
16:52', 20/6/ 2008 (GMT+7)

Bạn muốn ghi tên con vào một lớp dạy thể thao có tổ chức hẳn hoi nhưng trong đầu bạn vẫn còn băn khoăn với bao câu hỏi: Con tôi đã đủ lớn để chơi thể thao chưa? Môn thể thao nào phù hợp với con tôi? Liệu lợi ích chơi môn thể thao đó mang lại nhiều hơn hay ít hơn những nguy cơ đi kèm? Sau đây là một số lời khuyên giúp trả lời những thắc mắc của bạn xung quanh câu hỏi môn thể thao nào phù hợp cho các bé và cách các bé học hỏi như thế nào để phát huy tối đa niềm yêu thích thể thao.

Hãy tôn trọng sự chọn lựa của trẻ

Nếu con bạn tỏ ra thích thú với một môn thể thao nào đó, bạn hãy khuyến khích trẻ. Thậm chí, ngay khi trẻ thích tham gia chơi một môn thể thao vì nhiều lý do khác như để được kết bạn chứ không hẳn vì trẻ thích chính mô thể thao đó, bạn cũng nhân cơ hội đó mà khích lệ, thắp sáng thêm niềm vui của trẻ. Nếu trẻ tỏ ra chán môn thể thao mà ban đầu chúng thích, bạn cũng không nên thúc ép trẻ mà chỉ nên kiên nhẫn chờ đợi. Trẻ sẽ lại thích thú một môn thể thao khác. Trẻ con thường có tính hiếu động, thích tìm hiểu. Chúng cần trải nghiệm nhiều trò khác nhau trước khi định hình một ý thích ở một môn thể thao nhất định nào đó.

Tìm một chương trình thể thao tốt

Hãy tìm một nơi có chương trình huấn luyện khoa học với những huấn luyện viên không những giỏi, tận tâm mà còn hiểu biết tâm lý trẻ em. Không nên giao con cho những người huấn luyện hay những người làm trọng tài làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ bằng những lời trách mắng hay nhận xét trẻ không có năng khiếu thể thao.

Bạn cũng cần phải chuẩn bị tinh thần chờ đón chuyện con mình có thể bị bầm tím hay trầy xước vì va chạm trong các trò chơi thể thao đối kháng. Đó là chuyện bình thường miễn chấn thương không nghiêm trọng.

Xin hãy ghi nhớ rằng không phải môn thể thao nào cũng là môn thể thao mang tính đồng đội

Nếu trẻ không thích chơi các môn thể thao đồng đội hoặc là trẻ thích mà bạn không có điều kiện, bạn có thể hướng trẻ đến các môn thể thao cá nhân. Cần nhớ rằng mục đích đầu tiên của việc chơi thể thao của trẻ là để cho vui rồi sau đó mới tính đến yếu tố kỹ thuật. Nhiều huấn luyện viên hay quá chú trọng vào các khuôn mẫu chuẩn mực và nghiêm túc hóa quá đáng chuyện chơi thể thao. Vì vậy, họ đòi hỏi học trò của mình phải tập luyện liên tục mà quên mất nhu cầu của trẻ.

Thực sự hòa mình cùng trẻ

Nếu có điều kiện, bạn nên dành thời gian chơi thể thao cùng con. Hoặc nếu không, bạn vẫn có thể đến xem các buổi tập hay thi đấu của con và thậm chí đưa ra lời khuyên giúp chúng vượt qua khó khăn, trở ngại. Trẻ sẽ cảm thấy được cha mẹ quan tâm, khích lệ và sẽ chứng tỏ cho bạn thấy khả năng của chúng.

  • Tố Uyên (theo Ivillage)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Sự thật về cholesterol trong trứng gà  (20/06/2008)
Tìm ra phương pháp màu hóa ảnh chụp cộng hưởng từ  (20/06/2008)
Nghề báo: Nghề chọn người  (19/06/2008)
Lần đầu tiên chữa ung thư da bằng tế bào nhân bản vô tính của chính bệnh nhân  (19/06/2008)
Phụ nữ khó cưỡng lại đàn ông đểu  (19/06/2008)
Hàn Quốc nhân bản vô tính thành công chó biết phát hiện bệnh ung thư  (19/06/2008)
Thuốc lá điện tử Gamucci giúp thỏa mãn cơn thèm thuốc lá mà không hại sức khỏe  (19/06/2008)
Bệnh lồng ruột ở trẻ em  (19/06/2008)
Toshiba giới thiệu máy vi tính xách tay đời mới nhẹ nhất thế giới  (18/06/2008)
Tiểu đường và trầm cảm luôn đi cùng với nhau  (18/06/2008)
Viêm động mạch ở não dễ dẫn đến mù lòa  (18/06/2008)
Đêm nay, đừng bỏ lỡ cơ hội ngắm ảo giác trăng to  (18/06/2008)
Trẻ em dưới 12 tuổi không nên dùng ĐTDĐ !  (18/06/2008)
Xe hơi có vỏ làm bằng vải  (18/06/2008)
Quan điểm xã hội ít có tác động đến quyết định chọn bạn đời của một người trưởng thành  (18/06/2008)