Những người ở độ tuổi trung niên có nồng độ cholesterol được cho là “tốt” trong máu thấp sẽ dễ bị suy giảm trí nhớ hơn những người khác. Chứng suy giảm trí nhớ này sẽ dẫn đến bệnh Alzheimer hay những chứng bệnh thần kinh khác về sau.
Thông qua nghiên cứu trên 3.700 phụ nữ và đàn ông Anh, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) ngày càng giảm đi thì nguy cơ bị suy giảm trí nhớ ngày càng tăng lên.
Các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát kết quả xét nghiệm nồng độ cholesterol trong máu và kết quả thực hiện trắc nghiệm trí nhớ đơn giản của những đối tượng tham gia nghiên cứu khi họ đạt độ tuổi trung bình 55 và sau đó là 60.
Các đối tượng nghiên cứu được yêu cầu viết lại 20 từ mà họ đã được nghe trước đó trong vòng 2 phút.
Ở tuổi 55, người có nồng độ HDL thấp dễ bị mất trí nhớ hơn người có nồng độ HDL cao đến 27%. Ở tuổi 60, tỉ lệ này tăng lên đến 53%.
Nồng độ HDL dưới 40mg/dL máu được cho là thấp và nồng độ HDL ít nhất là 60mg/dL máu được đánh giá là cao.
Cholesterol là một dạng chất béo do cơ thể tự tạo ra. Nó còn có trong nhiều loại thức ăn khác nhau.
Nồng độ HDL cao giúp giảm các nguy cơ bị đau tim. Cholesterol HDL giúp dọn sạch các cholesterol “xấu” (LDL) còn thừa đóng lại bên trong các thành mạch máu và đưa LDL về trở lại gan.
Có thể HDL đã còn giúp đánh tan sự hình thành các khối beta-amyloid trong não, tác nhân gây ra bệnh Alzheimer.
|