Nguy hiểm từ món lươn chưa chín kỹ
16:21', 2/7/ 2008 (GMT+7)

Lươn rất bổ, nhưng trước khi ăn phải nấu chín kĩ (Ảnh minh họa)

Cách chế biến lươn thông dụng nhất hiện nay là lươn xào. Tuy nhiên, cách này dễ làm ký sinh trùng trong thịt lươn sẽ không chết nếu xào không kĩ. Chúng theo đường miệng vào gây bệnh cho cơ thể người.

Nếu so các loại như hến, tôm đồng, cua đồng thì thịt lươn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Bởi vậy, thịt lươn luôn được lựa chọn là thức ăn bồi bổ cho người ốm, người già, trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cần hết sức chú ý trong cách chế biến.

Theo TS Nguyễn Thị Lâm (Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia), trong lươn có một loại ấu trùng ký sinh sống rất dai và chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu chỉ xào qua trên lửa, những ấu trùng ký sinh sẽ còn sống và theo đường ăn uống vào trong ruột.

Thông thường, chỉ sau nửa tháng, người ăn phải ký sinh trùng trong thịt lươn sẽ có biểu hiện sốt cao, chán ăn, nổi mụn cơm ở cổ, nách và da bụng. Khi đó, bệnh nhân cần phải được đưa đến viện cấp cứu ngay vì cơ thể đã bị nhiễm độc.

Th.S - BS Lê Thị Tuyết Phượng, Bệnh viện Nhân dân 115 cũng cho biết, người bị nhiễm ký sinh trùng có trong thịt lươn sẽ có những cơn đau nhói ở những nơi ấu trùng di chuyển do bị loét, hoại tử từ chất dịch của loại ấu trùng này. Những ấu trùng này có thể chui qua vách dạ dày và di chuyển khắp nơi trong cơ thể như: gan, phổi, ổ bụng… gây viêm phổi, tràn dịch màng phổi, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, viêm tụy cấp. Nguy hiểm hơn, chúng có thể chui vào tủy sống, não gây nôn, rối loạn tâm thần, co giật, động kinh…

Ăn thế nào cho đúng?

Theo bảng đánh giá thành phần dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g thịt lươn là 18,7g đạm, 0,9g chất béo, 150mg chất lân, 39mg chất can xi, 1,6mg chất sắt và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Lươn cũng được đánh giá ở vị trí thứ 5 trong các loại thực phẩm giàu vitamin A (sau các loại gan gà, lợn, bò, vịt).

Với người Nhật Bản, lươn là món ăn đặc biệt của các võ sĩ quyền anh và các đô vật vì trong 100g thịt lươn rán có 5.000 UI vitamin A trong khi cùng trọng lượng đó ở thịt bò chỉ có 40UI. Người Nhật còn quan niệm, ăn thịt lươn sẽ giúp tăng thị lực và chữa cận thị. Trong thịt lươn còn có chất DHA tăng trí thông minh, hạn chế phát triển khối u, chống viêm và là thức ăn lý tưởng cho người trung niên và người già vì làm giảm bớt sự nhầm lẫn.

Tuy nhiên, ăn thịt lươn như thế nào để cơ thể hấp thụ hết hàm lượng dinh dưỡng? TS Nguyễn Thị Lâm khuyên: Nên chế biến bằng cách nấu chín, ninh nhừ hoặc hấp cách thủy… bảo đảm sao cho thịt lươn khi được dọn lên mâm đã được nấu chín kỹ. TS Lâm cũng lưu ý người tiêu dùng khi mua lươn ngoài chợ tuyệt đối không được mua lươn đã chết hoặc ươn về chế biến.

Trong thịt lươn chứa rất nhiều protein, trong đó có hợp chất histidine tốt cho cơ thể, nhưng khi lươn chết, hợp chất này bị ô nhiễm bởi vi khuẩn và có thể chuyển hóa thành chất độc histamine. Bình thường cơ thể người có thể chịu đựng một hàm lượng chất độc này. Nhưng nếu hàm lượng cao hoặc cơ thể yếu, mới ốm dậy hoặc trẻ em có sức đề kháng kém sẽ có nguy cơ bị ngộ độc rất lớn.

. Theo GĐ&XH

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Mật mã bằng hình ảnh dễ nhớ, khó sao chép  (02/07/2008)
10 cách dành dụm thời gian cho nhau của vợ chồng có con nhỏ  (01/07/2008)
Phát hiện 21 biến thể gen mới gây bệnh Crohn  (01/07/2008)
“Rửa đúng cách vẫn có thể an toàn…”  (01/07/2008)
Cholesterol “tốt” giúp giảm nguy cơ bị suy giảm trí nhớ  (01/07/2008)
Để tạo thiện cảm nơi công sở  (30/06/2008)
Năm 2100: Nhiệt độ ở VN tăng 3 độ C, nước biển dâng thêm 1 m  (30/06/2008)
Suy nghĩ vui vẻ giúp đẩy lùi cơn nghiện  (30/06/2008)
Gia đình Việt Nam hiện không chỉ có đàn ông làm chủ  (27/06/2008)
Xét nghiệm tầm soát gene gây ung thư vú ở phụ nữ   (27/06/2008)
Bắc Cực không còn băng   (27/06/2008)
Sao anh lại… trút giận?   (27/06/2008)
“Hương sắc” gia đình văn hóa   (27/06/2008)
Chuyển đổi ngôn ngữ ảnh hưởng đến tính cách như thế nào?  (26/06/2008)
9 loài quý hiếm ở Việt Nam bị tuyệt chủng trong hơn 10 năm  (26/06/2008)