6 thắc mắc hay gặp về mổ lasik chữa cận thị
10:54', 8/7/ 2008 (GMT+7)

Tia laser giúp tạo hình giác mạc trong bệnh cận thị. Ảnh: Laservisioncentre.

Phương pháp này không phù hợp với những người bị cận thị quá nặng. Một số người sau khi mổ vẫn phải đeo kính.

Lasik là biện pháp tạo hình giác mạc bằng tia laser excimer, giúp điều trị tật khúc xạ, trong đó phổ biến nhất là chữa cận thị. Bác sĩ Hoàng Cương, phòng khám Bệnh viện Mắt Trung ương, giải đáp một số thắc mắc về phương pháp này.

Tất cả các trường hợp cận thị đều có thể mổ lasik?

Không phải. Không nên dùng phẫu thuật này cho các trường hợp cận thị quá nặng (trên 10 đi ốp), cận thị có kèm theo thoái hóa hắc võng mạc nặng, cận thị do nguyên nhân từ thủy tinh thể hay bệnh lý giác mạc hình chóp...

Ngoài ra, nếu bệnh nhân có một số bệnh toàn thân (như viêm gan, AIDS, khô mắt) hay bệnh tự miễn thì không nên phẫu thuật.

Tuổi nào có thể mổ?

Có thể điều trị lasik cho những người trên 18 tuổi, độ cận đã ổn định (số kính không tăng trong vòng năm trước khi phẫu thuật) và không bị các vấn đề đã nêu trên. Có thể mổ sớm hơn nếu mắt bị lệch khúc xạ quá nặng (lệch khúc xạ là một mắt cận, một mắt viễn, hoặc cả hai mắt cùng cận/viễn nhưng khác nhau về mức độ).

Lasik sẽ chữa khỏi hoàn toàn cận thị và bệnh nhân không cần đeo kính nữa?

Có tỷ lệ vài phần trăm vẫn phải đeo kính bởi vẫn bị cận nhẹ. Đến sau 40 tuổi thì chúng ta thường vẫn phải đeo kính đọc sách theo lộ trình lão hóa mắt của con người.

Trên 90% các ca mổ lasik thành công. Thường là sau 2 năm mới có thể nói được phẫu thuật có thành công 100% hay không và không hề có biến chứng nào.

Những biến chứng gì có thể xảy ra?

Biến chứng hay gặp nhất là khô mắt kéo dài. Các biến chứng khác (rất hiếm gặp) bao gồm loạn dưỡng giác mạc, viêm nhiễm giác mạc...

Sau mổ lasik, bệnh nhân có thể tăng số cận trở lại không?

Một số trường hợp tăng số kính trở lại nhưng quá trình này độc lập với việc mổ xẻ.

Sau mổ, bệnh nhân cần chú ý gì?

Sau những ngày đầu giữ gìn cẩn thận (đeo kính bảo vệ, để mắt nghỉ ngơi...), bệnh nhân cần dùng thuốc theo y lệnh, thường là trong 6 tháng, tránh nắng và bụi, tránh day dụi và bơi lội nhiều. Mọi chuyện khác vẫn như bình thường.

. Theo VnExpress

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Dùng giấy báo cũ thu hồi vàng trong chất thải lỏng công nghiệp  (08/07/2008)
Ăn nấm giúp tăng cường miễn dịch và chống ung thư  (07/07/2008)
Thiếu ngủ ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ  (07/07/2008)
Ăn gỏi cá ăn luôn sán lá  (04/07/2008)
Dưa hấu có công dụng như Viagra  (03/07/2008)
Tấm gương mặt trời có thể làm chảy thép  (03/07/2008)
Nguy hiểm từ món lươn chưa chín kỹ  (02/07/2008)
Mật mã bằng hình ảnh dễ nhớ, khó sao chép  (02/07/2008)
10 cách dành dụm thời gian cho nhau của vợ chồng có con nhỏ  (01/07/2008)
Phát hiện 21 biến thể gen mới gây bệnh Crohn  (01/07/2008)
“Rửa đúng cách vẫn có thể an toàn…”  (01/07/2008)
Cholesterol “tốt” giúp giảm nguy cơ bị suy giảm trí nhớ  (01/07/2008)
Để tạo thiện cảm nơi công sở  (30/06/2008)
Năm 2100: Nhiệt độ ở VN tăng 3 độ C, nước biển dâng thêm 1 m  (30/06/2008)
Suy nghĩ vui vẻ giúp đẩy lùi cơn nghiện  (30/06/2008)