Kim tiêm không đau mô phỏng cách muỗi đốt hút máu
16:7', 20/7/ 2008 (GMT+7)

Kim tiêm truyền thống to hơn, dễ gãy hơn và tiêm đau hơn kim tiêm mới

Một loại kim tiêm không đau mini mô phỏng cách muỗi cái đốt hút máu đã được các kỹ sư người Nhật Bản và Ấn Độ cùng hợp tác phát triển. Kim tiêm này có thể dùng để lấy máu, tiêm thuốc và kiểm soát nồng độ glucose trong máu của bệnh nhân bị tiểu đường.

Muỗi cái hút máu bằng cách co và thả lỏng một số cơ ở vòi của nó. Nhờ đó, nó tạo ra một áp suất âm hút máu vào trong khoang miệng của mình.

Kim tiêm mi-ni mới bằng chất liệu sinh học có thể phân hủy nhờ vi khuẩn do kỹ sư Suman Chakraborty của Học viện Công nghệ Ấn Độ Kharagpur và kỹ sư Kazuyoshi Tsuchiya của trường đại học Tokai ở Kanagawa thiết kế dựa trên nguyên tắc giống như nguyên tắc hoạt động của vòi muỗi khi hút máu.

Kim có một cái bơm cơ điện cực nhỏ hoạt động nhờ vào một bộ phận đẩy điện áp gắn vào kim.

Trái với suy nghĩ của nhiều người, muỗi đốt không gây đau đớn vì trong nước bọt của muỗi có chất chống đông máu. Nhờ chất chống đông máu này mà máu không bị đóng cục, gây sưng viêm và đau nhức.

Kim tiêm mới có đường kính bên trong rộng khoảng 25micron và đường kính bên ngoài rộng 60micron, bằng với kích cỡ của miệng một con muỗi. Nhờ kích thước nhỏ và cơ chế hoạt động giống như cách muỗi hút máu nên kim tiêm này không gây đau. Trong khi đó, kim tiêm thông thường có đường kính bên ngoài khoảng 900micron.

Kim tiêm mới làm bằng chất liệu titan và hợp kim cùng họ titan cho nên nó cứng hơn kim tiêm truyền thống làm bằng silicon dioxide. Nhờ vậy, nguy cơ bị gãy kim trong khi tiêm được giảm thiểu đáng kể.

Kim tiêm mới cũng đủ cứng để đâm xuyên qua 3mm da tới các mao mạch.

Các nhà nghiên cứu đã tính toán rằng kim tiêm do họ phát minh ra có thể rút được 5micro lít máu/giây. Lượng máu mày đủ để làm xét nghiệm do lượng đường trong máu của bệnh nhân bị bệnh tiểu đường bằng một thiết bị cảm ứng đường glucose gắn được vào kim theo kiểu thiết kế giống đồng hồ đeo tay.

Kim tiêm cũng dùng để bơm thuốc vào cơ thể bệnh nhân khi cần.

Nhóm nghiên cứu hi vọng sẽ nhanh chóng thương mại hóa phát minh kim tiêm mới của họ. Tuy nhiên, vẫn còn một số trở ngại như giá cả (vì kỹ thuật làm ra loại kim tiêm này khá phức tạp) và cách sử dụng sao cho dễ dàng, thân thiện hơn.

  • Tố Uyên (theo Science Daily)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
8 sự thật về khả năng sinh con  (20/07/2008)
Thay vì la mắng, hãy hiểu con hơn  (18/07/2008)
Mất răng - Thủ phạm của sự buồn phiền, chán nản  (18/07/2008)
Mổ lấy thận qua rốn-kỹ thuật phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, giấu được sẹo và giúp hồi phục nhanh  (18/07/2008)
Tự chế tạo tàu ngầm dù trình độ học vấn chỉ ở mức tiểu học  (17/07/2008)
Bạn già đi từ lâu trước khi có nếp nhăn  (17/07/2008)
Hi vọng chấm dứt việc đoạn chi ở bệnh nhân bị tiểu đường  (17/07/2008)
Luyện chữ trước tuổi đến trường lợi bất cập hại  (17/07/2008)
Trẻ chỉ nghe ti vi nhiều cũng bị chậm phát triển trí tuệ  (16/07/2008)
Lần đầu tiên Việt Nam ghép tủy thành công  (16/07/2008)
Mùa hè năm nay sẽ kết thúc sớm  (16/07/2008)
Trên 30 người bị hỏng mắt khi đi xem hòa nhạc  (16/07/2008)
Mũ bảo hiểm mới giảm đáng kể lực tác động lên cổ và đốt sống cổ khi đầu bị va đập  (16/07/2008)
Trắc nghiệm để biết bạn thực sự là người như thế nào?  (15/07/2008)
Giấy cứng như... thép  (15/07/2008)