70 tỷ đồng xây dựng hệ thống báo tin động đất
16:45', 22/7/ 2008 (GMT+7)

TS. Lê Huy Minh và các đồng nghiệp theo dõi diễn biến trận động đất ngoài khơi Vũng Tàu ngày 28.11.07 tại  Trung tâm Báo tin động đất, cảnh báo sóng thần của viện.

Viện Vật lý Địa cầu đang chuẩn bị xây dựng hai trạm báo tin động đất nằm trong kế hoạch xây dựng hệ thống báo tin động đất gồm 30 trạm, với tổng kinh phí khoảng 70 tỷ đồng.   

Hai trạm báo tin động đất mới đặt tại hai tỉnh Sơn La và Đà Lạt. 

Năm 2008, Viện đã khảo sát được 10 trạm ở phía Bắc và xây dựng 2 hệ thống báo tin động đất tại hai tỉnh Sơn La và Đà Lạt do Trung tâm Phòng tránh thiên tai Châu Á thi công. Hai hệ thống này được nhập khẩu từ Mỹ với trị giá hàng trăm nghìn đô la kèm theo hệ thống truyền qua vệ tinh và ăng ten lớn.

Trên mô hình này, viện sẽ lắp đặt 30 trạm tương tự và phân bố đều trên toàn lãnh thổ Việt Nam và một số đảo: Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc...

Trước mắt, thông tin từ hai trạm này sẽ được truyền qua vệ tinh của Thái Lan, sau khi lắp đặt trên toàn quốc, Viện sẽ xin phép truyền tín hiệu qua vệ tinh Vinasat của VN. Tuy nhiên, để phát huy thành quả công nghệ thông tin, một số trạm gần thành phố sẽ truyền thông tin qua mạng internet chi phí sẽ rẻ hơn nhiều và vẫn đảm bảo sự chính xác.

Theo TS. Lê Huy Minh: "Khi động đất xảy ra ở bất cứ địa điểm nào trên lãnh thổ VN, hệ thống trạm mới sẽ gửi số liệu trực tiếp về trung tâm xử lý số liệu tại HN nhanh và chính xác hơn. Mạng trạm hiện tại của viện có xác định được nhưng chậm và sai số lớn nhiều, ví dụ trận động đất ngoài khơi Vũng Tàu năm ngoái viện phải đợi thông tin từ các trạm gửi về nên có rất nhiều hạn chế".

Trong số 24 trạm quan trắc động đất của VN hiện nay chủ yếu tập trung ở miền Bắc và chỉ có 9 trạm ở đồng bằng có thể gửi trực tiếp số liệu về HN. Trước đây, việc đầu tư trang thiết bị cho lĩnh vực động đất và cảnh báo sóng thần gần như không được chú trọng. Đa số các trạm được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ trước với các trang thiết bị lạc hậu hoặc do Viện Vật lý địa cầu hợp tác với nước ngoài.  

Cũng theo TS Minh, tính địa chấn ở VN được xếp vào loại vừa phải và yếu. Một số trạm cũ sẽ được cải tiến hoặc xây dựng lại. Kế hoạch xây dựng 30 trạm mới này nằm trong quy chế động đất, sóng thần năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ giao cho Viện Vật lý địa cầu phải quan sát các trận động đất xảy ra trên toàn lãnh thổ VN với cấp độ từ 3,5 độ richte. Viện đã xây dựng đề án thực hiện trong vòng ba năm (2009 - 2011) và thành lập Trung tâm Báo tin động đất, cảnh báo sóng thần đặt tại Viện.

. Theo VNN

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Làm thế nào giúp trẻ làm quen với việc đeo kính  (22/07/2008)
Lấy lại ham muốn với "chuyện yêu"  (21/07/2008)
Sao Hỏa - một hành tinh ẩm ướt  (21/07/2008)
Ăn gì vào lúc nào?  (21/07/2008)
Ghi được cảnh tượng mặt trăng đi qua trái đất  (20/07/2008)
Kim tiêm không đau mô phỏng cách muỗi đốt hút máu  (20/07/2008)
8 sự thật về khả năng sinh con  (20/07/2008)
Thay vì la mắng, hãy hiểu con hơn  (18/07/2008)
Mất răng - Thủ phạm của sự buồn phiền, chán nản  (18/07/2008)
Mổ lấy thận qua rốn-kỹ thuật phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, giấu được sẹo và giúp hồi phục nhanh  (18/07/2008)
Tự chế tạo tàu ngầm dù trình độ học vấn chỉ ở mức tiểu học  (17/07/2008)
Bạn già đi từ lâu trước khi có nếp nhăn  (17/07/2008)
Hi vọng chấm dứt việc đoạn chi ở bệnh nhân bị tiểu đường  (17/07/2008)
Luyện chữ trước tuổi đến trường lợi bất cập hại  (17/07/2008)
Trẻ chỉ nghe ti vi nhiều cũng bị chậm phát triển trí tuệ  (16/07/2008)