Các nhà khoa học về công nghệ nano thuộc trường đại học bang Ohio (Mỹ) đã phát minh ra một loại vật liệu mới có khả năng biến khói xe thành điện.
Trong công bố kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Khoa học, họ mô tả vật liệu mới mà họ đã phát minh ra có hiệu quả gấp 2 lần bất kỳ một loại vật liệu nào đang có trên thị trường.
Trưởng nhóm nghiên cứu Joseph Heremans cho biết công nghệ mới này có thể áp dụng tương tự đối với máy phát điện và bơm nhiệt.
Nhóm nghiên cứu gọi vật liệu mới là vật liệu nhiệt điện và đánh giá hiệu quả của vật liệu dựa trên lượng nhiệt mà nó có thể biến đổi thành điện ở một nhiệt độ nhất định.
Trước đây, loại vật liệu có hiệu quả nhất sử dụng trong các máy phát điện nhiệt điện thương mại là telua chì pha sodium. Mức độ hiệu quả của nó được xếp ở thang điểm 0,71.
Vật liệu mới telua chì pha thallium có mức độ hiệu quả là 1,5-cao hơn 2 lần so với telua chì pha sodium.
Điều quan trọng là telua chì pha thallium hoạt động hiệu quả nhất ở nhiệt độ 232oC- 510oC, nhiệt độ tiêu biểu của nhiều hệ thống điện chẳng hạn như động cơ xe ô tô.
25% năng lượng từ xăng nhớt được dùng để để chạy máy xe hoặc để cung cấp điện cho các phụ tùng của xe. Gần 60% năng lượng còn lại bị mất qua sự tản nhiệt, phần lớn mất qua máy xe đã quá cũ.
Vật liệu mới vừa giúp giữ lại nhiệt lượng bị mất vừa giúp cho các bộ phận không chuyển động của máy bền hơn vì nó sử dụng electron giống như một loại chất lỏng hoạt động thay vì nước hay khí và tạo ra điện trực tiếp.
|