Chiều 1.8: Nhật thực toàn phần có thể diễn ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam
15:43', 29/7/ 2008 (GMT+7)

Lần nhật thực chiều 1.8 này diễn ra trọn vẹn ở Trung Quốc. Trong ảnh: Trẻ em Trung Quốc xem nhật thực vào ngày 19.3.2007.

Theo tính toán của các nhà khoa học, hiện tượng nhật thực toàn phần có thể sẽ diễn ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam (VN) vào chiều 1.8. Trước đó, tại VN, năm 1995, người dân đã được quan sát hiện tượng này.

Có thể nhìn bằng mắt thường

Theo Hội Thiên văn VN, dải nhật thực này bắt đầu từ Canada qua Bắc đảo Greenland, Đại Tây Dương, trung tâm nước Nga và Trung Quốc. Vùng đất nằm trong khu vực tối hoàn toàn có bề rộng khoảng 252 km. Tại Trung Quốc, có thể quan sát được hiện tượng này trọn vẹn nhất. Vì nhật thực diễn ra trọn vẹn ở Trung Quốc nên tại VN, khả năng quan sát tốt nhất là ở miền Bắc.

Câu lạc bộ (CLB) Thiên văn trẻ VN dẫn nguồn NASA về hiện tượng này cho biết ở các tỉnh phía Bắc VN, mặt trời vẫn đủ cao để quan sát nhật thực vào chiều tối. Tây Bắc là khu vực có thời gian quan sát được lâu nhất và có độ che lớn nhất. Đặc biệt ở Cao Bằng, tỉ lệ mặt trời bị che mờ tối đa lên tới 73,2%.

Theo các nhà khoa học, nhật thực khi mặt trời sắp lặn có thể nhìn bằng mắt thường. Những người quan tâm đều có thể quan sát nhật thực theo hướng Tây nếu trời quang đãng và không bị vật cản.

Nhiều nơi không dễ quan sát

Một số thông tin trong và ngoài nước cho biết tại Hà Nội có thể quan sát rõ nhật thực với tỉ lệ mặt trời bị che mờ tối đa 67,3%. Theo ông Đặng Vũ Thái Sơn, Chủ nhiệm CLB Thiên văn trẻ VN, về mặt lý thuyết, VN có thể quan sát được nhật thực một phần. Hội Thiên văn VN tính toán nhật thực bắt đầu có ở Hà Nội vào 17h47, khi độ cao của mặt trời chỉ đạt 9,66 độ. Đến khoảng 18h38, tại Hà Nội, nhật thực ở mức cực đại nhưng độ cao mặt trời lúc đó ở -1,68 độ. Vào thời gian này, mặt trời đã lặn xuống dưới chân trời. Do đó, VN chỉ quan sát được một phần. Ngoài ra, theo ông Sơn, Hà Nội có một số “khuyết điểm” như: quá nhiều nhà cao tầng, cây cối... nên khó nhìn thấy đường chân trời. Mặt khác, trong thời gian này, thời tiết Hà Nội dễ mưa, nhiều mây nên càng làm hạn chế khả năng quan sát.

Dịp nhật thực này, người dân ở các tỉnh miền Nam và miền Trung gần như không thể quan sát được khi bắt đầu diễn ra, do mặt trời đã ở quá sát chân trời. Tại Đà Nẵng, nhật thực diễn ra khi mặt trời chỉ còn cao khoảng 4 độ. Ở thành phố Hồ Chí Minh, khi bắt đầu diễn ra nhật thực mặt trời chỉ còn cao 2 độ từ chân trời... 

. Theo NLĐ

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Phát triển giống cây thuốc lá biết chuyển màu đỏ khi phát hiện ra bom mìn  (29/07/2008)
Nước ép trái cây ngọt dễ dẫn đến bệnh đái đường  (29/07/2008)
Rạng sáng 29.7, tại Việt Nam có mưa sao băng  (28/07/2008)
Bí mật của kim cương  (28/07/2008)
Biến khói xe thành điện  (27/07/2008)
Dùng bùn cống làm... thuốc bổ  (27/07/2008)
Những thói quen nguy hiểm khi sử dụng ĐTDĐ  (27/07/2008)
Tìm thấy nước sôi ở giữa Bắc cực lạnh  (27/07/2008)
Phát hiện một hợp chất trong nước bọt làm vết thương mau lành  (25/07/2008)
"Khắc phục lỗi DNS cần khẩn trương như chống lụt bão!"  (25/07/2008)
Trà ướp lạnh làm tăng nguy cơ sỏi thận  (24/07/2008)
Bão sẽ đổ bộ vào đất liền nhiều hơn  (24/07/2008)
Hiệu ứng ngược của thuốc tăng "khả năng đàn ông"  (24/07/2008)
Đàn ông thường xuyên ăn thức ăn làm từ đậu nành có nguy cơ bị giảm thiểu tinh trùng  (24/07/2008)
“www.nau.vn” - website đậm chất Bình Định  (24/07/2008)