Truy tìm dấu vân tay trên vỏ đạn đã sử dụng-một kỹ thuật pháp y mới
10:12', 1/9/ 2008 (GMT+7)

Các nhà khoa học pháp y chẳng bao lâu nữa có thể thu thập được mẫu vân tay từ vỏ đạn đã qua sử dụng, một nhóm các nhà khoa học Anh tuyên bố.

Mặc dù kỹ thuật giám định ADN đã có nhiều tiến bộ nhưng việc nhận diện tội phạm bằng dấu vân tay vẫn là một phương pháp điều tra hình sự quan trọng.

Cho đến nay, người ta vẫn cho rằng không thể có dấu vân tay để lại trên vỏ đạn đã qua sử dụng vì vỏ đạn rất nóng khi đạn đã phát nổ. Ảnh: Tạp chí Các ngành khoa học pháp y

Bột dùng để quét lấy dấu vân tay có khả năng bám chặt vào các hợp chất hữu cơ có trong da như axit amino hay urê. Vì vậy, nó làm hiện lên dấu vân tay. Tuy nhiên, một số vết tích này trên vỏ đạn thường bị cháy mất sau khi đạn đã phát nổ ở nhiệt độ thông thường lên đến hơn 200°C.

Giờ đây, nhà khoa học John Bond thuộc sở cảnh sát Northamptonshire (Anh) cùng các đồng nghiệp người Anh khác tại trường đại học Leicester đã phát hiện ra vỏ đạn đã qua sử dụng cũng vẫn có khả năng làm lộ dấu vân tay của tội phạm.

Khi một tên tội phạm nạp đạn vào súng thì một lượng nhỏ mồ hôi muối trên các ngón tay của chúng sẽ lưu lại trên vỏ đạn.

Sau khi đạn phát nổ, hơi nước trong mồ hôi sẽ bay hơi ở nhiệt độ cao nhưng muối thì vẫn lưu lại. Kỹ thuật lấy dấu vân tay phổ biến hiện nay thường bỏ qua chi tiết này nên không thu thập được dấu vân tay của tội phạm trên vỏ đạn đã qua sử dụng.

Ở nhiệt độ cao, muối sẽ bị nung chảy và phản ứng hóa học với kim loại khiến cho dấu vân tay bị khắc vào bề mặt của vỏ đạn khi vỏ đạn bay qua khỏi nòng.

Tuy nhiên, phản ứng hóa học này chỉ xảy ra ở một vài kim loại nhất định. Các kim loại phản ứng như kẽm hay nhôm bị ôxy hóa một cách tự nhiên trong không khí. Lớp ôxy bao bọc bên ngoài vỏ đạn ngăn không cho dấu vân tay bị mờ dần khỏi lớp vỏ kim loại của đạn.

Các kim loại trơ như vàng và bạch kim không phản ứng. Ngược lại, kết quả thí nghiệm lại hiệu quả nhất ở vỏ đạn làm bằng đồng. May thay, hầu hết các loại đạn hiện nay đều được bọc vỏ đồng.

Bond nói thậm chí những tay súng không bị mồ hôi muối ở tay cũng vẫn để lại dấu vân tay trên vỏ đạn đã phát nổ. Dù không có muối đọng lại nhưng các tuyến bã nhờn trên tay của những người này cũng để lại chất bã nhờn trên vỏ kim loại của đạn.

Kỹ thuật này hứa hẹn sẽ trở thành phương pháp điều tra trọng yếu trong việc nhận diện những kẻ đánh bom khủng bố.

  • Tố Uyên (theo New Scientist)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Lần đầu tiên diệt u não không mở hộp sọ  (31/08/2008)
Tẩy trắng nhanh có thể gây teo da  (29/08/2008)
Thời tiết nắng đẹp dịp 2.9  (29/08/2008)
Làm thế nào để dạy con bạn tự lập?  (29/08/2008)
Rừng Amazon từng có nhiều đô thị sầm uất  (29/08/2008)
Lời nói đau hơn cú đánh  (29/08/2008)
Magiê sulfat giúp giảm nguy cơ liệt não ở trẻ sinh non   (28/08/2008)
Liệu pháp gene có khả năng phục hồi chức năng nghe   (28/08/2008)
Trẻ sơ sinh bị vàng da, phân trắng  (28/08/2008)
Báo động gia tăng bệnh viêm gan siêu vi B  (28/08/2008)
Chẩn đoán sớm bệnh ung thư qua hình ảnh gửi cùng với email  (27/08/2008)
Bảo vệ con thời Internet  (27/08/2008)
Phát hiện xác ướp 1400 tuổi ở Peru  (27/08/2008)
Nhận biết và xử trí viêm ruột thừa ở trẻ em  (27/08/2008)
Hoa nhài có thể dùng làm thuốc chống ung thư trong tương lai không xa  (27/08/2008)