|
Sóng thần tràn vào một thành phố ven biển ở Đông Nam Á vào tháng 12.2004. |
Các vùng phát sinh động đất trên lãnh thổ Việt Nam cho thấy vùng biển nước ta động đất có thể xảy ra chỉ lớn đến 6 độ Richter (mạnh nhất chỉ có thể lên đến 6.2 độ Richter), nên khả năng xảy ra sóng thần mạnh trong vùng biển nước ta là rất nhỏ.
Theo các chuyên gia vật lý địa cầu, không phải động đất nào ở ngoài biển đều gây sóng thần mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ sâu tâm phát sinh động đất, dạng đứt gãy sinh động đất, độ sâu đáy biển, độ lớn của động đất. Qua nghiên cứu về hiện tượng động đất gây ra sóng thần thì động đất phải xảy ra trên 6.5 độ Richter mới gây sóng thần nguy hiểm...
Trong khi đó, bản đồ phân bố các vùng phát sinh động đất trên lãnh thổ Việt Nam cho thấy vùng biển nước ta động đất có thể xảy ra chỉ lớn đến 6 độ Richter (mạnh nhất chỉ có thể lên đến 6.2 độ Richter), nên khả năng xảy ra sóng thần mạnh trong vùng biển nước ta là rất nhỏ. Nếu sóng thần do động đất mạnh đến 6.2 độ Richter thì theo một số tính toán theo các công thức nghiệm thì biên độ sóng thần vùng ven biển nước ta cũng nhỏ (khoảng 0,65 mét), đỉnh sóng chưa cao hơn mặt đất. Như vậy độ nguy hiểm sóng thần địa phương xảy ra trong vùng biển nước ta có thể coi rất nhỏ. Nhưng với tính toán trên nếu có xảy ra sóng thần thì khu vực Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có nguy cơ xảy ra, vì phía Nam giáp biển Cần Giờ nên sóng thần chỉ ra ở khu vực này.
Để đối phó với sóng thần, các nhà khoa học cảnh báo nên xây dựng nhà ở và các công trình bên ngoài vùng có nguy cơ chịu tác động của sóng thần, xây nhà với cạnh dài nằm dọc theo đường đi của sóng thần có tác dụng chịu lực va chạm của sóng. Xây nhà, khách sạn trên các cột cao, để trống tầng trệt để cho sóng dễ xuyên qua hoặc không gian ở mặt đất hoàn toàn để trống dùng làm bãi đậu xe. Đối với những người đang ở vùng ven biển biển, khi cảm thấy hoặc nghe thấy về một trận động đất mạnh, đừng chờ đợi thông báo chính thức về sóng thần, hãy cùng gia đình và bạn bè cùng chạy đến vùng đất cao hơn theo bảng hướng dẫn. Nếu đang ở ngoài khơi thì không nên trở về cảng khi có tin về cảnh báo sóng thần. Chủ tàu có thể đưa tàu ra biển nếu đủ sức thời gian và được phép (đừng mạo hiểm tính mạng bằng cách cố di chuyển đến vùng nước sâu nếu như những con sóng đầu tiên đã đến quá gần). Khi được cảnh báo sóng thần hãy tìm đến những vùng nước sâu trên 300m. Mọi người không nên ở trên những con tàu neo đậu bến cảng vì sóng thần có sức mạnh khủng khiếp, sẽ phá hủy tất cả mọi vật trên đường đi của nó...
. Theo VOV News
|