Hi vọng mới trong điều trị bệnh lao
10:51', 15/9/ 2008 (GMT+7)

Thông thường, khi một tế bào bước vào giai đoạn cuối apoptosis (trái) thì các tế bào máu trắng hay còn gọi là đại thực bào sẽ ăn apostosis bị nhiễm khuẩn

Các nhà khoa học đã khám phá ra cách vi trùng lao đánh lừa hệ thống miễn dịch của cơ thể như thế nào. Phát hiện này có thể dẫn đến việc bào chế ra những loại thuốc mới trị bệnh lao.

Trong các thí nghiệm trên chuột, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra một cơ chế chính mà dựa vào đó vi trùng lao gây ra cái chết ở tế bào chủ, khiến cho tình trạng viêm nhiễm lan ra khắp phổi.

Theo Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO), mỗi năm, trên thế giới có hơn 9 triệu người mắc bệnh lao. Căn bệnh này đã cướp đi sinh mạng của gần 1,7 triệu người vào năm 2006.

Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã biết vi trùng lao làm tê liệt hệ thống miễn dịch bằng cách tấn công vào các tế bào miễn dịch đặc biệt gọi là đại thực bào. Sau khi thâm nhập vào đại thực bào, vi trùng lao biến tế bào chủ thành “lò ấp nô lệ” cho chúng. Nói cách khác, vi trùng lao sinh sôi nảy nở trong đại thực bào.

Tiến sỹ Heinz Remold và các đồng nghiệp ở Bệnh viện Phụ nữ tại Boston, bang Massachusetts (Mỹ) đã tìm hiểu và biết được chính xác cơ chế nói trên diễn ra như thế nào.

Thông thường, đại thực bào bị nhiễm khuẩn sẽ ở dưới dạng một tế bào chết gọi là apoptosis. Lớp màng của chúng sẽ vẫn giữ nguyên, ngăn không cho bất kỳ con vi trùng nào bị mắc bẫy nào phát triển lan tràn ra bên ngoài. Quá trình này làm sản sinh ra một loại tế bào miễn dịch khác là đại thực bào. Đại thực bào sẽ đánh bại tế bào chết đã bị nhiễm bệnh bằng cách “ăn ngấu nghiến” tế bào chết.

Đây chính xác là điều xảy ra đối với những dòng vi trùng lao lành tính.

Tuy nhiên, đối với những dòng vi trùng lao hoạt động mạnh hơn như H37Rv, quá trình xảy ra hoàn toàn khác. Chúng khống chế phản ứng của apoptosis và làm sản sinh ra một loại tế bào chết khác gọi là necrosis. Necrosis sinh ra khuẩn hình que nội bào có thể tồn tại độc lập khiến cho mô của tế bào chủ  bị hư hại, mất khả năng kháng lại vi trùng lao mạnh và làm cho tình trạng viêm nhiễm lan rộng.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nghiên cứu bệnh lao, các nhà khoa học phát hiện ra quá trình sinh hóa dẫn đến việc hình thành nang bảo vệ trong apoptosis bị vi trùng lao làm cho mất khả năng hoạt động.

Nghiên cứu mới này sẽ hình thành mục tiêu mới trong việc bào chế thuốc chữa bệnh lao hiệu quả.

  • Tố Uyên (theo AFP)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Trẻ học 2 ngôn ngữ có thể nói lắp  (14/09/2008)
Bắt đầu thí nghiệm lớn nhất thế giới  (12/09/2008)
“Siêu” mắt kính sinh học giúp điều chỉnh cùng lúc tật cận thị lẫn viễn thị  (12/09/2008)
Bệnh tim mạch đang ngày càng phổ biến  (11/09/2008)
Khả năng xảy ra sóng thần mạnh ở Việt Nam là rất nhỏ  (11/09/2008)
Hãng Toyota cho “ra lò” xe hơi điện Prius thế hệ mới “xanh” hơn  (11/09/2008)
Làm củi từ... trấu  (11/09/2008)
10 quy tắc vàng giúp bạn luôn mạnh khỏe  (10/09/2008)
“Nước thông minh” giúp tăng 60% sản lượng khai thác dầu  (10/09/2008)
Giá phải trả đằng sau giày cao gót  (09/09/2008)
Mặt Trời có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng toàn thế giới  (09/09/2008)
Bổ sung vitamin B12 tự nhiên để ngăn ngừa chứng mất trí nhớ khi về già  (09/09/2008)
Những thay đổi sinh lý ở tuổi dậy thì  (08/09/2008)
Quần đảo sợ nhật thực  (08/09/2008)
Béo phì làm cho bệnh hen suyễn tồi tệ hơn   (07/09/2008)