HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ:
Hoàn thiện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cuộc sống
9:28', 1/1/ 2009 (GMT+7)

Trong năm 2008, ngành khoa học-công nghệ (KH-CN) Bình Định đã từng bước nâng cao năng lực quản lý, đầu tư tiềm lực để nâng cao chất lượng phục vụ, từng bước đưa KH-CN đến với cuộc sống… Những kết quả KH-CN đã đạt được trong năm 2008 là nền tảng cho sự phát triển vững vàng hơn trong năm 2009.

 

Hoa lyli phát triển tốt trên đất Vĩnh Sơn (Vĩnh Thạnh) – đây là kết quả của một đề tài nghiên cứu khoa học. Ảnh: Hoàng Lân

 

* Nâng cao năng lực phục vụ

Sở KH-CN là cơ quan hành chính sự nghiệp đầu tiên của tỉnh được chứng nhận đạt hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Bên cạnh việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, Sở KH-CN cũng là đơn vị đầu tiên của tỉnh thực hiện văn phòng di động (M-Office). Hiện tại, văn phòng sở đã được “kết nối” với các trung tâm trực thuộc nhằm tạo sự thông suốt, đồng bộ trong quản lý trên nền của M-Office. M-Office giúp cho cán bộ, công nhân viên có thể dễ dàng ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc, tiếp cận dần tác phong làm việc hiện đại; quá trình quản lý cũng được thực hiện một cách khoa học và minh bạch hơn…

Bắt đầu từ sự thành công của Sở KH-CN, việc áp dụng ISO 9001: 2000 vào các cơ quan hành chính nhà nước đã được triển khai ở tỉnh ta từ năm 2007 và năm 2008; có 3 cơ quan được Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường chất lượng chứng nhận phù hợp, là Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch-Đầu tư, Văn phòng UBND tỉnh. Theo kế hoạch, các sở, ngành còn lại và các huyện sẽ tiếp tục thực hiện ISO vào năm 2009. Mặc dù chậm so với kế hoạch đã đề ra, nhưng việc triển khai ISO 9001:2000 giúp bộ máy hành chính giảm thủ tục phiền hà; nâng cao trách nhiệm, ý thức phục vụ của cán bộ, công chức; vừa tiết kiệm thời gian, giảm chi phí; xây dựng được văn hóa hành chính công; tạo phương pháp làm việc khoa học, giúp người dân được phục vụ tốt hơn.

Để nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng nhiều những yêu cầu của thực tiễn, các trung tâm trực thuộc Sở KH-CN đều từng bước được hỗ trợ, đầu tư thông qua các đề tài, dự án. Trong năm 2008, Trung tâm Phân tích-Kiểm nghiệm (AEC) được đầu tư tăng cường tiềm lực về phân tích kiểm nghiệm, đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị để có thể mở rộng phạm vi phục vụ đến các tỉnh lân cận trong khu vực miền Trung-Tây Nguyên… Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN đã hoàn thành việc xây dựng nhà nghiên cứu ứng dụng thực nghiệm KH-CN, đầu tư trang thiết bị phục vụ nghiên cứu thí nghiệm công nghệ tế bào thực vật, vi sinh vật…

Theo Thạc sĩ Trần Thị Thu Hà, Giám đốc Sở KH-CN: “Sự đầu tư trong lĩnh vực kỹ thuật không chỉ góp phần nâng cao năng lực phục vụ của các trung tâm, phạm vi phục vụ được mở rộng, mà đây còn là sự chuẩn bị, là nền tảng để các trung tâm có thể tiến dần đến sự tự chủ theo Nghị định 115 và 43 của Chính phủ. Trong năm 2009, chúng tôi sẽ tiếp tục nâng cao năng lực phục vụ trong lĩnh vực KH-CN, hoàn thiện hệ thống quản lý, nâng cao tiềm lực cho các trung tâm trực thuộc với mục tiêu ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cuộc sống”.

* Đưa KH-CN đến gần cuộc sống

Trong năm 2008, có tổng số 38 đề tài, dự án đã được thực hiện với tổng kinh phí hơn 4,9 tỉ đồng. Nhiều đề tài đã được ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn, mang đến nhiều mô hình, quy trình sản xuất mới, khả năng ứng dụng tốt, cho hiệu quả cao. Đa số các đề tài phát huy hiệu quả trong thực tiễn là những đề tài thuộc lĩnh vực nông nghiệp và y tế. Đây cũng là 2 lĩnh vực mà các nghiên cứu KH-CN luôn hướng tới nhằm góp phần phát triển KTXH và nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Năm 2008 cũng là năm Bình Định “được mùa” các dự án cấp Bộ, cấp Nhà nước; chủ yếu là các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn, hướng đến nâng cao hiệu quả sản xuất cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số, như dự án: “Xây dựng mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tại xã Vĩnh Hòa (Vĩnh Thạnh)”, “Xây dựng mô hình sản xuất lúa an toàn chất lượng cao tại Bình Định”, “Xây dựng mô hình nâng cao năng suất vườn điều cũ ở vùng duyên hải Nam Trung bộ”…

Mặt khác, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin KH-CN cũng là một phần quan trọng của hoạt động KH-CN. Ngoài tạp chí KH-CN xuất bản định kỳ hàng tháng và website www.dostbinhdinh.org.vn là 2 kênh thông tin chính của ngành, để phát huy và nhân rộng kiến thức KH-CN, trong năm 2008 UBND tỉnh đã phê duyệt cho thực hiện xây dựng thư viện điện tử về KH-CN phục vụ phát triển KTXH nông thôn và miền núi tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Mỗi thư viện điện tử được xây dựng một trang web, được trang bị cơ sở dữ liệu thông tin KH-CN với nội dung bao gồm từ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, đến kiến thức đời sống, lịch sử, địa lý… nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu những kiến thức về khoa học kỹ thuật của cán bộ, nhân dân; phục vụ phát triển KTXH tỉnh nhà.

Một năm mới với nhiều đích đến được đặt ra, ngành KH-CN Bình Định ngày càng nỗ lực hoàn thiện để có thể thực hiện tốt vai trò “đòn bẩy” của mình, hoạt động KHCN cũng đã có những chuyển biến tích cực để đồng hành với sự phát triển đi lên của xã hội.

  • Mai Hồng
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Miền Bắc rét đậm, miền Trung cần đề phòng lũ lớn  (31/12/2008)
Phát hiện gene liên quan đến bệnh cao huyết áp  (31/12/2008)
10 sự kiện CNTT-TT nổi bật nhất năm 2008  (31/12/2008)
Đừng nhầm tưởng trẻ nghịch là thông minh  (30/12/2008)
Răng trắng bóng và không bị sâu nhờ hạt silic dioxyt nano  (29/12/2008)
Tin vui cho những người muốn có lông mi mắt dài  (29/12/2008)
Nhiều trẻ bị nhiễm khuẩn da vì tắm nước lá  (29/12/2008)
Máy vi tính nhận biết điệu bộ cho phép người khuyết tật tương tác với máy dễ dàng  (28/12/2008)
Tình yêu vĩnh hằng là có thật!  (28/12/2008)
10 sự kiện công nghệ thông tin truyền thông Việt Nam 2008  (26/12/2008)
Làm bạn với con "đúng cách" không dễ  (25/12/2008)
Thiếu ngủ dễ dẫn đến bệnh tim mạch  (25/12/2008)
Việt Nam: Phát hiện một loài chuồn chuồn mới, hiếm  (25/12/2008)
Làm gì để giảm tử vong ở trẻ sơ sinh?  (25/12/2008)
Giữ chồng bằng “ma lực” chăn gối  (24/12/2008)