Làm gì với chứng ho dai dẳng?
16:26', 2/1/ 2009 (GMT+7)

Tôi bị ho sâu đã 3 tháng nay. Thỉnh thoảng nó lại làm tôi sốt và bị mất tiếng trong khoảng vài chục giây mỗi khi ho. Những cơn ho diễn ra khoảng 6 lần trong ngày và khoảng 3 lần trong đêm.

- Tôi đã uống 2 đợt kháng sinh, chụp X-quang phổi và cũng làm xét nghiệm phổi và hoàn toàn không phát hiện được gì. Vậy tôi phải làm sao?

Trả lời:

Thực tế thì một vài tiếng ho húng hắng rất tốt cho cơ thể. Đây là phản xạ cho thấy cơ chế phát hiện và tống cổ các vật thể lạ đang hoạt động tốt.

Tuy nhiên, khi ho mãn tính, nhiều khả năng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh hen. Thông thường, ngay cả những lá phổi khoẻ mạnh cũng có một ít dịch - nhằm giữ lại tất cả bụi, vi khuẩn lọt vào. Nhưng ở những lá phổi suy yếu chức năng thì lượng dịch thường nhiều và dính khác thường - dấu hiệu của bệnh hen. Dịch này có thể thoát ra khí quản, mang vi khuẩn theo và gây mưng mủ ở vùng này. Cơn ho là cách cơ thể đang cố gắng để tống khứ lượng dịch nhầy đặc dính này. Nếu đã làm xét nghiệm phổi và không có vấn đề gì thì bạn có thể loại trừ bệnh hen và viêm phổi.

Một nguyên nhân phổ biến khác gây ra ho mãn tính là tình trạng trào ngược axit từ dạ dày. Tuy  nhiên, đặc trưng của chứng này là ho nhiều về đêm, trong khi bạn lại ho nhiều vào ban ngày.

Sau những loại trừ trên thì chắc chắn bạn đang mắc chứng phản ứng quá mức. Chỉ cần bị kích thích bởi một bệnh viêm nhiễm nào đó như cảm lạnh, viêm amidan hay chỉ đơn giản là nhiễm vi rút hô hấp là đủ để tạo ra phản ứng nhạy cảm quá mức của khí quản. Khi đó, chỉ cần bạn tập luyện, hít phải không khí lạnh, thậm chí là nói chuyện cũng đủ để kích thích phản xạ ho. Vậy là trận cảm lạnh chỉ kéo dài có vài ngày nhưng ho thì có thể kéo dài tới vài tháng.

Chỉ có duy nhất một cách điều trị có tác dụng đối với phản ứng quá mức này nhưng không phải bao giờ cũng hiệu nghiệm. Cách này bao gồm một liều thuốc chống viêm steroid đường miệng. Tốt hơn nữa là dùng thuốc chống hen dạng xịt với nồng độ steroid tương đương. Và thường thì các bác sĩ phải kết hợp cả 2 loại thuốc này để đem lại hiệu quả cao nhất. Đối với thuốc dạng xịt thì sẽ phải sử dụng trong vài tuần cho tới khi cơn ho chấm dứt hoàn toàn. Và tốt nhất là bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Ngoài ra, sự nghỉ ngơi cũng sẽ giúp giảm ho hiệu quả.

. Theo Dân Trí

Biểu hiện  phổ biến của chứng phản ứng quá mức

Phản ứng quá mức được biểu hiện qua xu hướng ho từng tràng mà bạn không thể nói hay thở cho đến khi cơn ho chấm dứt.

Tiếng ho thường khan, rất hiếm đờm dãi. Nó giống như có 1 sợi tóc rơi vào họng và các cơn ho là phản xạ cố gắng tống nó ra ngoài. Chỉ cần 1 cơn ho bắt đầu sẽ lập tức gây hiệu ứng domino, kéo theo các cơn ho khác nối tiếp nhau.

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Biến rác thải thành chân giả phát miễn phí cho người nghèo  (02/01/2009)
Phát minh mới “có thể bơm xương" giúp chữa lành vết thương của xương gãy  (02/01/2009)
Tác hại khôn lường của pháo hoa  (02/01/2009)
Hoàn thiện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cuộc sống  (01/01/2009)
Miền Bắc rét đậm, miền Trung cần đề phòng lũ lớn  (31/12/2008)
Phát hiện gene liên quan đến bệnh cao huyết áp  (31/12/2008)
10 sự kiện CNTT-TT nổi bật nhất năm 2008  (31/12/2008)
Đừng nhầm tưởng trẻ nghịch là thông minh  (30/12/2008)
Răng trắng bóng và không bị sâu nhờ hạt silic dioxyt nano  (29/12/2008)
Tin vui cho những người muốn có lông mi mắt dài  (29/12/2008)
Nhiều trẻ bị nhiễm khuẩn da vì tắm nước lá  (29/12/2008)
Máy vi tính nhận biết điệu bộ cho phép người khuyết tật tương tác với máy dễ dàng  (28/12/2008)
Tình yêu vĩnh hằng là có thật!  (28/12/2008)
10 sự kiện công nghệ thông tin truyền thông Việt Nam 2008  (26/12/2008)
Làm bạn với con "đúng cách" không dễ  (25/12/2008)