Thứ năm, ngày 10/4/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Việt Nam xếp thứ 61 về chỉ số cạnh tranh công nghệ thông tin
11:23', 25/2/ 2009 (GMT+7)

BSA công bố chỉ số cạnh tranh CNTT tại Hà Nội sáng ngày 24.2.2009.

Ngày 24.2.2009, tại Hà Nội, Liên minh Phần mềm doanh nghiệp (BSA) đã công bố về chỉ số cạnh tranh công nghệ thông tin Toàn cầu trong năm 2008. Theo đó, Việt Nam đứng ở vị trí 61/66 quốc gia được khảo sát - giữ nguyên vị trí so với năm 2007. Những kết quả này nằm trong bản nghiên cứu của Cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU).

Đây là năm thứ hai bản nghiên cứu được thực hiện. Bản nghiên cứu đã đánh giá và so sánh môi trường công nghệ thông tin (CNTT) của 66 quốc gia nhằm xác định những khu vực mà các quốc gia này cần chú trọng để nâng cao tính cạnh tranh cho ngành CNTT của mình. Tốp 20 nền kinh tế đứng đầu về chỉ số cạnh tranh CNTT vẫn giữ nguyên các quốc gia so với năm trước, tuy nhiên trong đó có 9 quốc gia thăng hạng và 11 quốc gia khác thụt lùi trên bảng xếp hạng. 3 trong số năm vị trí ở top 5 thay đổi, bao gồm: Vùng lãnh thổ Đài Loan, Thuỵ Điển, Đan Mạch. Top 5 trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương thuộc về Vùng lãnh thổ Đài Loan, Australia, Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản.

“Bản danh sách năm nay cho thấy những thay đổi cơ bản trong bảng xếp hạng được quyết định bởi ba lĩnh vực chính: Môi trường nghiên cứu và phát triển, vốn nhân lực, và cơ sở hạ tầng CNTT. Các nền kinh tế đã cải thiện trong các lĩnh vực này không chỉ cải thiện vị trí của mình mà còn tăng cường khả năng của chính họ trong lĩnh vực công nghệ, điều này mang tính quyết định trong việc xác định các thách thức về kinh tế xã hội,” Ông Jeffrey Hardee, Phó Chủ tịch BSA kiêm Giám đốc Khu vực Châu Á Thái Bình Dương của BSA cho biết.

“Thêm vào đó, khung pháp lý mạnh nhằm bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) và hệ thống nhằm giải quyết các vấn đề an ninh mạng và thương mại điện tử là yếu tố then chốt để đảm bảo sự đầu tư liên tục trong lĩnh vực công nghệ và sáng tạo. Tạo động lực cho các lĩnh vực này sẽ cho phép các nền kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương, dù ở bất kỳ quy mô nào, có thể thúc đẩy sự phát triển của ngành CNTT bản địa và tham gia đầy đủ hơn vào mạng lưới các nền kinh tế toàn cầu.” Ông Hardee cho biết thêm.

Bản nghiên cứu cũng cho thấy, năm 2008, vùng lãnh thổ Đài Loan vươn lên vị trí thứ hai của bảng xếp hạng thế giới nhờ thế mạnh về nghiên cứu và phát triển và nuôi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực công nghệ. Mỹ đứng đầu trên bảng xếp hạng, cùng với Anh, Thuỵ Điển và Đan Mạch xếp lần lượt tại các vị trí thứ ba, thứ tư và thứ năm. Chảy máu chất xám trong lĩnh vực CNTT từ các thị trường đang phát triển cho thấy các tín hiệu về việc chậm lại hoặc đảo chiều trong mở rộng các cơ hội đào tạo tại các thị trường này, và xu hướng các chuyên gia CNTT trở về quê hương thiếp lập công ty hoặc làm cho các công ty trong lĩnh vực công nghệ. Các ngành gia công CNTT mới nổi tại các quốc gia xếp ở giữa và cuối bảng xếp hạng như Việt Nam sẽ chứng kiến sự đột phá với sự phát triển mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng với sự dẫn dắt của cạnh tranh. Các nền kinh tế Đông Á như Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản tiếp tục là các nước dẫn đầu trong bảng xếp hạng xét về môi trường Nghiên cứu và Phát triển cho việc sản xuất công nghệ,...

Theo bản nghiên cứu này, ngành công nghiệp phần mềm nội địa của Việt Nam đang bắt đầu phát triển và hấp dẫn các công ty đầu tư mạo hiểm Tây Âu. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần phải duy trì những lực đẩy bên cạnh việc cải thiện cơ sở hạ tầng về lâu dài, làm nền móng cho sự phát triển của lĩnh vực CNTT còn non trẻ của mình.

Theo Cơ quan Tình báo Kinh tế, 6 yếu tố kết hợp với nhau tạo nên một môi trường lành mạnh cho ngành CNTT bao gồm: nguồn cung ứng tay nghề dồi dào; văn hoá nuôi dưỡng sự sáng tạo; cơ sở hạ tầng công nghệ đẳng cấp thế giới; hệ thống pháp lý mạnh nhằm bảo vệ các tài sản trí tuệ như bằng sáng chế và quyền tác giả; nền kinh tế mở và cạnh tranh; cũng như sự dẫn dắt của chính phủ hướng tới sự cân bằng giữa đẩy mạnh công nghệ và cho phép các lực lượng thị trường hoạt động.

Những quốc gia thực hiện tốt 6 yếu tố then chốt tạo nên sức cạnh tranh này thường có ngành CNTT bản địa rất mạnh. Các lĩnh vực CNTT phát triển mạnh đóng góp trực tiếp tới trên 5% GDP của các quốc gia phát triển. Ngành này cũng tạo đà cho nền kinh tế qua việc giúp các tổ chức và lao động hoạt động hiệu quả với năng suất cao hơn.

. Theo VnMedia

Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Sex cũng như rượu, càng già càng “say”  (24/02/2009)
Nam bộ mùa khô 2009 có thể nóng đến 39°C  (24/02/2009)
7 cách phòng ngừa ung thư  (24/02/2009)
“Nấu chín” khối ung thư  (23/02/2009)
Huyết áp thấp: Cần hiểu đúng  (23/02/2009)
2 món thịt mà người bị bệnh gan nên kiêng  (22/02/2009)
Việt Nam chịu ảnh hưởng gần 20 trận bão từ  (22/02/2009)
Tham nhiều, đoản thọ  (22/02/2009)
Góp phần thúc đẩy bình đẳng giới   (22/02/2009)
Bị ung thư vú nên ăn táo  (20/02/2009)
Hèn nhát hay dũng cảm đều do hoóc môn  (20/02/2009)
Tháng 4 sẽ trình Quốc hội về nhà máy điện nguyên tử  (19/02/2009)
Quá nửa số nước đóng chai, nước đá... bẩn  (19/02/2009)
Phát hiện khoáng vật bền hơn kim cương  (19/02/2009)
Nơi lưu giữ, khảo nghiệm, chuyển giao nhiều giống gia cầm quý  (19/02/2009)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn