|
Ảnh minh họa. |
Các nhà khoa học người Anh đã phát minh ra một loại hóa chất có thể làm cho tế bào gốc phôi ngừng quá trình tự biệt hóa thành các kiểu tế bào khác, điều này giúp cho các nhà khoa học có thể sử dụng những tế bào này để phát triển các loại thuốc mới một cách dễ dàng hơn.
Nhóm nghiên cứu của GS. Melanie Welham (ĐH Bath) đã hợp tác với nhóm nghiên cứu của GS. Adam Nelson (ĐH Leeds) đã khám phá ra một hợp chất có thể làm cho tế bào gốc phôi phát triển mà không tự biệt hóa trong một thời gian dài.
Điều này là rất có ý nghĩa bởi vì việc dung tế bào gốc để trị liệu thì điều cần thiết là có được lượng tế bào gốc đủ lớn. Khám phá này sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu sản xuất được lượng tế bào cần thiết trong phòng thí nghiệm để phục vụ cho việc phát triển các liệu pháp điều trị mới.
Tế bào gốc có thể biệt hóa thành các nhiều loại tế bào khác nhau và các nhà khoa học tin rằng đây chính là nguồn tế bào đầy tiềm năng trong trị bệnh.
Giáo sư Melanie Welham của ĐH Bath cho biết: “Tế bào gốc có tiềm năng rất lớn trong việc điều trị các vết thương và các bệnh nguy hiểm như tiểu đường loại I bởi vì chúng có thể biến đổi thành các tế bào đặc biệt như gân, dịch tụy có thể thay thế các tế bào quan trọng bị tổn thương”.
Nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu trên 50 hợp chất khác nhau và thử nghiệm các chất này lên tế bào gốc phôi. Các nhà nghiên cứu này đã nhận thấy rằng các hóa chất khóa được enzyme GSK3 là hóa chất có thể kiểm soát được khi nào tế bào gốc chuyển sang dạng tế bào có chức năng đặc biệt.
Có thể hiểu một cách đơn giản là các hóa chất có tác động lên GSK3 thì chúng có khả năng điều khiển tình trạng biệt hóa hay không biệt hóa của tế bào gốc phôi.
Nhóm nghiên cứu đã đăng tải công trình này trên tạp chí Chemistry & Biology tháng 2/2009.
. Theo VNN |