Nữ hoàng Cleopatra là “người gốc Phi”
9:31', 17/3/ 2009 (GMT+7)

Nghiên cứu khảo cổ học cho thấy, người phụ nữ có sắc đẹp huyền thoại trong lịch sử Ai Cập từng làm khuynh đảo thế giới cổ đại không phải là con cháu người Hy Lạp, mà có gốc gác từ lục địa đen.

 

Nữ diễn viên Elizabeth Taylor nổi tiếng với vai Nữ hoàng Cleopatra trong bộ phim cùng tên năm 1963. Ảnh: Getty Images.

 

Từ trước tới nay các sử gia luôn nghĩ rằng cha mẹ của Cleopatra là người Hy Lạp. Tuy nhiên, tiến sĩ khảo cổ Hilke Thuer thuộc Viện khoa học Áo cho rằng, mẹ của bà tới từ châu Phi. Ông đưa ra nhận định này sau khi tìm thấy mộ của công chúa Arsinoe, em gái của Cleopatra, tại Ephesus, Thổ Nhĩ Kỳ.

Di cốt trong mộ cho thấy mẹ của Arsinoe có bộ xương đặc trưng của người châu Phi. "Phát hiện này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về gia đình Cleopatra và mối quan hệ của bà với công chúa Arsinoe", nhà khảo cổ Thuer phát biểu.

Theo lịch sử, cách đây hơn 2.000 năm, Nữ hoàng Cleopatra đã ra lệnh cho người tình là tướng Mark Antony giết cô em gái Arsinoe. Một số tài liệu thì ghi rằng cha mẹ bà chính là hai anh em ruột. Nếu điều này đúng thì có nghĩa là cả hai bậc thân sinh ra bà đều là người gốc Phi.

Cleopatra (69 TCN-30 TCN) là pharaoh cuối cùng của Ai Cập. Sau khi bà qua đời, Ai Cập trở thành một phần của đế quốc La Mã. Cleopatra có thể nói 9 thứ tiếng và rất thông minh. Bà được được trao quyền lãnh đạo đất nước từ rất sớm. Trí thông minh của bà được ca ngợi nhiều trong văn học Ảrập và Ai Cập. Bà xây dựng được một đội tàu chiến hùng mạnh để đối đầu với đế quốc La Mã.

 

Kiệt tác Cái chết của Nữ hoàng Cleopartra của hoạ sĩ Jean-Andre Rixens. Ảnh: Illusions.

 

Khi hoàng đế Napoleon Bonaparte của Pháp xâm lược Ai Cập, quân lính của ông đã cướp phá các kho báu của nước này, trong đó có chiếc quan tài của Cleopatra. Sau này hầu hết kho báu được trả lại cho Ai Cập, trừ chiếc quan tài của Cleopatra.

Vào những năm 1940, người Pháp đã tìm thấy chiếc quan tài của Cleopatra và họ đã thả trôi sông. Vậy là cuối cùng huyền thoại sắc đẹp của Ai Cập yên nghỉ trên một dòng sông của Pháp. Do xác ướp của Cleopatra không còn nên ngành khoa học giám định pháp y ngày nay không thể phục hồi khuôn mặt cho bà và khuôn mặt thật của Cleopatra vẫn mãi là điều bí ẩn.

. Theo VnExpress

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Những quan niệm sai lầm khi sử dụng trứng  (16/03/2009)
Hậu quả khôn lường từ rượu  (15/03/2009)
Tạo giống gà mới mang gen khủng long  (15/03/2009)
Quang gánh đậu non   (15/03/2009)
10 thói quen “huỷ hoại” sức khoẻ  (13/03/2009)
Trạm không gian ISS sơ tán khẩn cấp  (13/03/2009)
Tiến gần một bước đến cái đích “đọc được ý nghĩ” con người  (13/03/2009)
Người có trí nhớ phi thường tiết lộ bí quyết nhớ 500 con số bất kỳ  (12/03/2009)
Tuổi tác người cha ảnh hưởng tới trí tuệ con cái  (12/03/2009)
Những dấu hiệu bạn cần đi khám ngay  (11/03/2009)
Sao Diêm vương có bầu khí quyển lộn ngược  (11/03/2009)
Phát hiện thú vị về “chuyện yêu”  (10/03/2009)
Thuốc kéo dài tuổi thanh xuân  (10/03/2009)
Dùng nước tinh khiết lợi hay hại?  (10/03/2009)
5 thói quen làm chúng ta nhanh già  (09/03/2009)