Ăn nhiều cây lược vàng có thể gây độc
10:44', 31/3/ 2009 (GMT+7)

Từ trước đến nay, cây lược vàng chỉ được coi là một loại cây cảnh rất dễ trồng.

Trước những thông tin về cây lược vàng chữa được bách bệnh, Viện Dược liệu (Bộ Y tế) đã đưa ra cảnh báo: Tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng chưa được chứng minh và có thể gây độc cho cơ thể.

Rủ nhau ăn cây lược vàng... để chữa bệnh

Không biết từ đâu, người dân Hà Nội và một số địa phương phía bắc xôn xao truyền miệng nhau ăn cây lược vàng hàng ngày để chữa các bệnh viêm đường hô hấp, viêm răng lợi, viêm đường tiết niệu, bệnh dạ dày, đau xương khớp, bệnh về tim mạch, huyết áp, gout, thậm chí cả ung thư...

Tại chợ cây cảnh trên đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội, cây lược vàng được bày bán la liệt với giá 30.000 - 40.000đ/cây. Do có nhiều người hỏi mua nên các chủ hàng  có hẳn một tập tài liệu photocopy nói về công dụng tuyệt vời của lược vàng phát cho khách hàng. Người mua cây lược vàng về ăn như ăn rau sống hoặc xay ra uống hàng ngày, với hy vọng chữa được khỏi mọi loại bệnh tật. Có người còn vào tận suối cá thần ở Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá để mua cây lược vàng về uống cho "thiêng" và như thế mới mau khỏi bệnh.

Từ trước đến nay, cây lược vàng chỉ được coi là một loại cây cảnh rất dễ trồng (ảnh); nhưng kể từ khi có tin đồn về tác dụng chữa bệnh thần kỳ, cây lược vàng đã trở nên đắt giá.

Ăn nhiều có thể gây độc

TS Nguyễn Minh Khởi - Viện trưởng Viện Dược liệu - cho biết, thời gian gần đây có rất nhiều người dân hỏi về tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng. Trước thông tin này, tháng 9.2008, một nhóm các nhà khoa học của viện đã tiến hành nghiên cứu về thành phần hoá học và tác dụng sinh học của cây lược vàng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, với liều dùng tương đương với 50gr, cây lược vàng tươi cho mỗi kilôgram thể trọng chuột, lược vàng không có tác dụng chống viêm, thậm chí cao chiết cồn 50% từ thân lược vàng còn tăng phản ứng viêm. Cao chiết lá và thân lược vàng còn có độc tính cấp, gây chết chuột thí nghiệm ở liều uống 2.100-3.000gr dược liệu tươi cho mỗi kilôgram thể trọng. Như vậy, rõ ràng tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng vẫn chưa được rõ ràng.

Cây lược vàng (tên khoa học là Callisi fragrans) vốn được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian ở Nga dùng để chữa nhiều chứng bệnh như viêm đường hô hấp, viêm răng lợi, viêm đường tiết niệu, bệnh dạ dày... Tuy vậy, trên thế giới có rất ít công bố khoa học về thành phần và tác dụng của cây lược vàng.

Qua kết quả bước đầu này, nhóm nghiên cứu chưa thể khẳng định rằng người dân dùng 5-6 lá mỗi ngày có bị ảnh hưởng sức khoẻ hay không. Nghiên cứu này chưa làm sáng tỏ tác dụng chữa bệnh của lược vàng nhưng cũng cho thấy, cây có chứa các thành phần có hoạt tính sinh học mạnh. Vì thế, Viện Dược liệu đã đề nghị Bộ Y tế cho tiến hành một đề tài nghiên cứu cấp bộ để tìm hiểu về cây lược vàng đầy đủ hơn về tác dụng chữa bệnh.

Trước thông tin còn nhiều chiều và chưa rõ ràng về loại cây này, Viện Dược liệu sẽ tiếp tục  thử nghiệm trên súc vật nhằm kiểm tra khả năng tăng cường miễn dịch, thử tác dụng hạ đường huyết, hạ huyết áp, chống viêm, thử trên tế bào ung thư...

Kết luận cuối cùng về tác dụng của cây lược vàng sẽ được công bố trong vòng một năm tới. Trong khi chưa có kết quả cuối cùng, người dân nên thận trọng khi sử dụng cây lược vàng để chữa bệnh.

. Theo Lao Động

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Những con số ấn tượng về Giờ Trái đất 2009   (30/03/2009)
Sâu máy tính nguy hiểm tấn công diện rộng từ 1.4   (30/03/2009)
"Thắt lưng buộc bụng"... kiểu Mỹ  (26/03/2009)
Cổng thông tin điện tử cấp phường sẽ thay... loa phường  (26/03/2009)
Áo quần từ "nhà máy xanh" đầu tiên trên thế giới  (25/03/2009)
Đối mặt với hai quả bom nguyên tử vẫn sống  (25/03/2009)
10 thực phẩm nên hạn chế  (24/03/2009)
Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của trái đất ấm lên   (23/03/2009)
Kỳ nhân điểm huyệt Thái Ngọc Kiến  (22/03/2009)
Gmail là dịch vụ đầu tiên cho phép thu lại e-mail vừa gửi  (22/03/2009)
Nữ cảnh sát vì sự bình yên của khu phố   (22/03/2009)
Giảm béo: Đừng lạm dụng chất chua  (20/03/2009)
Phú Quốc trồng rau sạch theo công nghệ Israel  (20/03/2009)
Thử nghiệm thành công xe ô tô bay  (20/03/2009)
Tốc độ đi bộ lý tưởng để giảm cân  (20/03/2009)