1/3 học sinh Việt Nam bị thấp còi
10:58', 10/4/ 2009 (GMT+7)

(Ảnh minh họa)

Cứ 3 trẻ ở tuổi đến trường thì có 1 em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi mà lý do là khẩu phần ăn so với nhu cầu của các em không đạt, nhất là thiếu năng lượng và vi chất.

Thông tin này được Viện Dinh dưỡng quốc gia tổng hợp sau nhiều cuộc điều tra, đánh giá về chất lượng và tình trạng dinh dưỡng trẻ em đang tuổi đến trường từ năm 2004 đến nay.

Tiến sĩ Lưu Nguyễn Bảo Khanh, Trưởng khoa dinh dưỡng học đường và ngành nghề, cho biết, tỷ lệ học sinh thấp còi hiện nay ở nước ta không hề giảm so với những năm đất nước còn khó khăn. Điều này chứng tỏ, dù chất lượng sống đã được nâng cao nhưng nhiều phụ huynh chưa ý thức và quan tâm đến việc đảm bảo dinh dưỡng cho lứa tuổi này. Thực tế, đa số các bà mẹ chăm chút về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ nhiều hơn là khi con đã lớn.

Đặc biệt, các em ở tuổi dậy thì đòi hỏi nhu cầu năng lượng cao thì lại ăn uống chưa hợp lý, một số em gái ở tuổi này còn sợ béo, sợ xấu nên kiêng khem không đúng cách dẫn đến thiếu dinh dưỡng.

"Hệ quả là chiều cao của thanh niên Việt Nam thấp hơn so với nhiều nước khác trong khu vực. Chẳng hạn, với thanh niên 18 tuổi Việt Nam, chiều cao trung bình của nam là 1,63 m, của nữ là 1,53 m còn ở Nhật Bản, con số này là 1,7m (trung bình cả nam và nữ)", tiến sĩ Khanh nói.

Bà cho biết, 6-18 tuổi là thời kỳ tốc độ tăng trưởng nhanh nên với bữa ăn kiểu truyền thống của người Việt hiện nay thì không thể giúp các em tăng trưởng tối đa. Theo bà, nên đưa sữa vào thực đơn hằng ngày cho các em để cung cấp thêm nhiều chất cần thiết.

Cũng nhằm một phần nâng cao tầm vóc và thể chất người Việt Nam, chiều 9.4, Viện Dinh dưỡng quốc gia và công ty sữa Việt Nam Vinamilk ký kết hợp tác nghiên cứu về dinh dưỡng học đường và các sản phẩm dinh dưỡng đặc thù cho người Việt Nam.

Theo đó, trong 2 năm tới, các đơn vị này sẽ tiến hành phân tích, đánh giá về khẩu phần ăn và tập quán ăn uống của người Việt Nam để xây dựng công thức cho các sản phẩm dành cho từng nhóm đối tượng, đặc biệt là trẻ trên 2 tuổi, học sinh, phụ nữ tiền mãn kinh hay người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường... Các sản phẩm này sẽ được thử nghiệm lâm sàng để đánh giá hiệu quả trước khi được đưa vào sản xuất cho người tiêu dùng.

. Theo VnExpress

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Thời tiết thay đổi thất thường, trẻ mắc bệnh viêm phổi gia tăng  (10/04/2009)
Trang bị máy phát hiện dư lượng hóa chất trong rau quả  (10/04/2009)
3G thay đổi cách dùng điện thoại di động  (09/04/2009)
Kiểm soát bệnh tiêu chảy ở trẻ em  (09/04/2009)
Ăn óc coi chừng... tai biến mạch máu não  (08/04/2009)
Tìm ra thuốc chữa bệnh thích ăn cắp  (08/04/2009)
Phát hiện loài rắn mới ở Cao Bằng  (08/04/2009)
Chợ mạng, nhộn nhịp về đêm  (07/04/2009)
Bí quyết để giặt sạch bằng máy  (07/04/2009)
"Cơn thiếu máu não thoáng qua": Dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ  (06/04/2009)
Truy cập internet tăng, xem TV giảm  (06/04/2009)
Làm gì khi bị tụt huyết áp?  (05/04/2009)
Phòng chống bạo lực gia đình   (05/04/2009)
Phòng chống bạo lực gia đình   (05/04/2009)
Sức khoẻ nam giới qua từng giai đoạn tuổi tác  (03/04/2009)