Vén màn bí ẩn xác chết tươi nguyên sau 89 năm
15:7', 17/4/ 2009 (GMT+7)

Trông Rosalia Lombardo giống như đang ngủ trong quan tài.

Sau khi qua đời vào năm 1920, thi thể của một bé gái hai tuổi tại Italy không hề phân hủy. Đây là một trong những xác ướp được bảo quản tốt nhất trên hành tinh.

Bé Rosalia Lombardo sang thế giới bên kia cách đây 89 năm do mắc bệnh viêm phổi. Ngày nay, người ta gọi cô bé là "người đẹp đang ngủ" vì nếu nhìn vào mặt kính của quan tài, bạn có cảm tưởng như Lombardo vẫn đang thở. Linh cữu của cô bé được quàn tại khu hầm mộ Capuchin nổi tiếng ở thành phố Palermo, Italy.

Trong suốt bao năm qua, nhiều nhà khoa học rất muốn biết bí quyết khiến thi thể Lombardo không phân hủy. Giờ đây, Dario Piombino-Mascali, một chuyên gia nhân chủng học của Viện nghiên cứu xác ướp và người băng ở Bolzano, đã phát hiện ra những hóa chất mà người ta dùng để ướp xác cô bé.

Để vén bức màn bí mật, Piombino-Mascali tìm kiếm thông tin về người đã ướp xác Lombardo. Đó là Alfredo Salafia, một chuyên gia ướp xác. Sau khi tìm gặp những người họ hàng còn sống của Salafia, ông được họ cho xem một số bản ghi nhớ viết tay của chuyên gia này. Trong một tờ giấy như vậy, Piombino-Mascali phát hiện những chất mà Salafia đưa vào cơ thể Lombardo gồm formalin (dung dịch formaldehyde), các muối kẽm, cồn, axit salicylic và glycerin.

Formalin - được các chuyên gia ướp xác sử dụng rộng rãi - là sản phẩm được tạo ra sau khi hòa tan formaldehyde vào nước. Đây là loại dung dịch có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Salafia là một trong những người đầu tiên dùng formalin để ướp xác. Cùng với môi trường khô ráo trong hầm mộ, cồn giúp thi thể Lombardo mất nước và trở nên khô. Glycerin giúp thi thể cô bé không mất nước quá nhiều, trong khi axit salicylic ngăn chặn sự phát triển của nấm.

Tuy nhiên, Melissa Johnson Williams - giám đốc điều hành Hiệp hội những người ướp xác Mỹ - cho rằng chính các muối kẽm mới là thứ giúp cho thi thể Lombardo hầu như không thay đổi sau 89 năm. Theo bà, các nguyên tử kẽm đã gây nên hiện tượng hóa đá trong xác chết, khiến các mô không thể phân hủy. Ngày nay, các chuyên gia ướp xác không còn sử dụng kẽm nữa.

"Kẽm khiến cho thi thể Lombardo trở nên cứng như đá. Nếu bạn đưa thi thể ra khỏi quan tài và dựng đứng trên mặt đất, nó sẽ không đổ", Williams nói thêm.

. Theo VnExpress

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Những động tác cấm kỵ với người già   (17/04/2009)
Xác định được hợp chất ngừa cúm gia cầm  (16/04/2009)
Nỗi buồn tốt cho sức khoẻ  (15/04/2009)
Chăm sóc sức khoẻ: Đúng mà sai  (14/04/2009)
Thực phẩm trị rụng tóc  (13/04/2009)
Thử nghiệm thành công thuốc cai thuốc lá  (13/04/2009)
Ngừa ung thư dạ dày bằng… súp lơ chỉ trong 2 tháng  (13/04/2009)
Dân công sở nên ăn uống như thế nào?  (12/04/2009)
Hiệu quả lớn từ công trình nhỏ   (12/04/2009)
350 triệu USD cho trung tâm công nghệ vũ trụ Việt Nam  (10/04/2009)
Tại sao ta thấy người khác giới hấp dẫn  (10/04/2009)
1/3 học sinh Việt Nam bị thấp còi  (10/04/2009)
Thời tiết thay đổi thất thường, trẻ mắc bệnh viêm phổi gia tăng  (10/04/2009)
Trang bị máy phát hiện dư lượng hóa chất trong rau quả  (10/04/2009)
3G thay đổi cách dùng điện thoại di động  (09/04/2009)