Nhập viện do trồng cây cảnh trong nhà
16:20', 20/4/ 2009 (GMT+7)

Cây cảnh trong nhà có thể gây dị ứng (Ảnh minh hoạ).

Từ phong trào chơi cây cảnh, nhiều người đã mang cả  phong lan, địa lan, sung lùn, cau cảnh… vào trồng trong nhà. Song ít ai ngờ, nếu không chú ý chăm sóc, cây cảnh có thể gieo rắc mầm bệnh cho con người.

Ông Lương Đắc Phong, Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát triển sinh vật cảnh Việt Nam, cho biết nhiều người đã bị dị ứng với phấn hoa, quả và nhựa hoặc nấm mốc phát sinh từ cây cảnh.

Phát bệnh vì cây

Vốn thích cây cảnh, vừa hoàn thành ngôi nhà mới, anh Trần Ngọc Tùng ở Xuân Phương, Hoài Đức, Hà Nội, nghĩ ngay đến việc đưa cây cảnh vào trồng trong nhà để cải thiện môi trường sống. Được bạn bè tư vấn, anh tìm mua cây hoa trà để trong phòng ngủ. Riêng với phòng khách, anh chọn cây sung cảnh. Nào ngờ, ở phòng ngủ chưa đầy 10 phút, anh đã thấy khó thở, mắt cay xè. Triệu chứng này chỉ chấm dứt khi anh đi sang phòng khác. Đi khám nhiều nơi vẫn không tìm ra nguyên nhân. Mãi sau này, khi anh kể về việc trồng hoa trong phòng, các bác sĩ mới cho biết anh bị dị ứng với phấn hoa.

Chị Nguyễn Thị Lựu ở Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội cũng phải đưa con nhập viện vì thấy cháu bé khó thở, mẩn ngứa khắp người. “Thấy cây hoa nhài vừa nở đẹp lại thơm, tôi bê cả chậu vào phòng khách. Nào ngờ, chính hương thơm này khiến con tôi phải nhập viện vì dị ứng, mẩn ngứa, khó thở, suy hô hấp”, chị Lựu kể.

Theo bác sĩ Nguyễn Thành, Trưởng khoa Khám bệnh, Viện Da liễu Quốc gia, số bệnh nhân nhập viện do dị ứng với hoa, cây cảnh đang có xu hường tăng, trong khi kiểu dị ứng này tương đối khó phát hiện. Chất gây dị ứng phát tán trong không khí, khiến chứng viêm mũi và viêm giác mạc cùng xuất hiện. Để thử các chất nghi ngờ gây dị ứng, bác sĩ phải làm test dị ứng da bằng cách bôi một giọt nhựa của loại cây bị nghi là "thủ phạm" vào cổ tay hoặc lưng của bệnh nhân. Trong 20 phút, nếu da bắt đầu có phản ứng sưng rồi đỏ lên xung quanh vết bôi thì có thể kết luận đây là loại cây gây dị ứng. Theo bác sĩ Nguyễn Thành, dị ứng lâu ngày có thể gây hen phế quản hoặc viêm mũi dị ứng dai dẳng.

Nên cẩn trọng

Ngoài phấn hoa, một số người còn bị dị ứng do nấm mốc từ cây cảnh. Nhiều nhà chuyên môn cho rằng, di ứng do nấm mốc rất dễ xảy ra với trường hợp cây để lâu trong nhà không được vệ sinh hằng ngày.

Dù chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về tác hại của cây cảnh để trong nhà nhưng theo kinh nghiệm riêng, ông Lương Đắc Phong khuyên mọi người nên chọn và bố trí cây cảnh trong nhà một cách hợp lý. Một số loại cây trồng có khả năng nhả khí ôxy vào ban đêm như lô hội hay phong lan rất thích hợp khi đặt trong phòng ngủ. Với phòng khách, nên bố trí các cây nhỏ, ít gai nhọn, thân cành gọn không vướng víu như trúc nhật, trúc quân tử, hay một số cây bụi nhỏ không cản trở việc đi lại như hồng môn, hoàng yến...

Ông Phong cũng khuyên cáo, để tránh dị ứng vì nấm mốc, nên chăm sóc cây cảnh thường xuyên, rửa sạch thân, lá. Đối với bình hoa, cây cảnh, nên thay nước tù trong lọ, hũ.

. Theo BAODATVIET.VN

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Ngâm thơ phòng bệnh  (20/04/2009)
Tìm ra vật chất cứng hơn thép 10 tỷ lần  (20/04/2009)
Loài thực vật mới mang tên Obama  (20/04/2009)
Phòng chống ung thư bằng gấc  (19/04/2009)
Internet sẽ sớm lấn át TV trong các gia đình  (19/04/2009)
Những phụ nữ khuyết tật và khát vọng được học  (19/04/2009)
6 bí quyết của một bà mẹ tuyệt vời  (17/04/2009)
Vén màn bí ẩn xác chết tươi nguyên sau 89 năm  (17/04/2009)
Những động tác cấm kỵ với người già   (17/04/2009)
Xác định được hợp chất ngừa cúm gia cầm  (16/04/2009)
Nỗi buồn tốt cho sức khoẻ  (15/04/2009)
Chăm sóc sức khoẻ: Đúng mà sai  (14/04/2009)
Thực phẩm trị rụng tóc  (13/04/2009)
Thử nghiệm thành công thuốc cai thuốc lá  (13/04/2009)
Ngừa ung thư dạ dày bằng… súp lơ chỉ trong 2 tháng  (13/04/2009)